Tôi hết lời khuyên bảo cô em gái rằng em đừng buồn, em không xấu, em rất xinh. Nhưng một mực nó cho là nó xấu, là nó thua thiệt, và nó quyết tâm nghĩ rằng những lời của tôi chỉ là những lời an ủi mà thôi.
Tôi nói rằng chị tự thấy chị không đẹp bằng em nhưng chị chưa bao giờ chị cho là chị xấu cả, dù ai chọc ghẹo chị xấu chị vẫn cười không cúi đầu như em vì chị biết giá trị bản thân chị nằm đâu.
Thế là nó hỏi “giá trị bản thân chị nằm đâu”.
Tôi đã suy nghĩ rất lâu để giải thích cái thứ trừu tượng đến vậy sao cho nó dễ hiểu nhất. Bất ngờ quá tôi nói như bông đùa: Nếu đặt giá trị của mình nằm ở đâu thì giá trị của mình nằm ở đó, và không biết nói thêm điều gì nữa.
Ôi trời! Nó vẫn nhìn vào tôi chờ tôi nói tiếp. Thôi thì tôi cố vặn óc suy nghĩ, tôi ví dụ một người đặt giá trị bản thân vào địa vị xã hội, anh ta sẽ rất tự hào đứng trên nhiều người, gặp người chức vụ thấp hơn lúc nào cũng vênh mặt, nhưng khi anh ta bị ngã hoặc anh ta gặp một người cao hơn thì anh ta sẽ chới với sẽ tự ti, hoặc giả sử nếu đặt giá trị bản thân vào số tài sản kiếm được thì khi đứng trước một người giàu hơn thì trông sẽ rất vụng về hay khi thất bại trắng tay sẽ trở nên thảm hại.
Nếu đặt giá trị bản thân vào người chồng tự hào anh ta đẹp trai, tài giỏi, chung tình nhưng không may người chồng phản bội thì sẽ đau khổ biết bao.
Sau một hồi giải thích em tôi vẫn hỏi lại câu y như cũ “vậy giá trị bản thân chị nằm đâu”. Tôi bảo chị sẽ nói vấn đề của em trước, em đã đặt giá trị bản thân vào khuôn mặt quá nhiều, không nên đòi hỏi quá chu toàn nhiều thứ, em hoàn toàn bình thường chỉ là không đạt chuẩn hoa hậu thôi hiểu không. Thấy nó có vẻ hơi khuất phục tôi thấy nhẹ nhàng quá, nhưng nó lại tiếp “nhưng mọi người vẫn thấy em xấu, vẫn phân biệt đối xử, chị nói giá trị của chị ở đâu khiến chị tự tin mà chị không buồn, em muốn biết”.
May mà tôi nhớ ra câu chuyện này, và tôi bắt đầu kể:
“Một cậu bé hỏi mẹ:
– “Mẹ ơi! con đáng giá bao nhiêu?”.
Người mẹ mĩm cười:
Một câu hỏi hay đấy con trai ạ! Bà đi vào tủ lấy ra và đưa cho cậu một viên đá:
– “Con hãy thử đi hỏi mọi người về giá trị của viên đá này, khi đó mẹ sẽ trả lời câu hỏi “Con đáng giá bao nhiêu?””.
Câu con trai đi một buổi sáng rồi quay về:
– “Sao rồi con trai, con đã tìm được câu trả lời cho giá trị của viên đá chưa?”
– “Hmmmm, Con đến chợ, hỏi người bán hoa quả, anh ấy cho con 1 trái chuối để đổi lấy viên đá. Con đến phòng tranh, ông ấy nói không cần viên đá này nhưng vì sự nhiệt tình của con nên sẽ trưng bày viên đá này ở bộ sưu tập của ông ấy. Con đến một người mua bán đá quý, ông ấy bảo viên đá này rất quý giá và ông ấy không thể mua được nó”..
– “Mẹ! vậy con đáng giá bao nhiêu?”.
Người mẹ cuối xuống hôn cậu con trai:
-“Giá trị của con sẽ được đánh giá qua quan điểm của họ, tầm hiểu biết và niềm tin của họ đối với con”
-“Hãy nhớ rằng nên ở bên những người nhìn thấu được giá trị con người con. Bởi đối với họ, con là vô giá!”
Đấy em hiểu chưa. Giá trị bản thân là do chính bản thân tạo ra, thậm chí giả sử em có vài điểm bất thường trên gương mặt thì giá trị của em cũng thể thay đổi, giống như tờ 500 nghìn bị rách 1 đường e muốn có nó không, mẹ cho tờ 200 nghìn bị sứt mất 1 góc e có muốn giành với chị không, không thể nói nó đáng giá một viên kẹo là 1 viên kẹo, không ai có thể cho rằng ta ngu ngốc thì ta sẽ thành người ngu ngốc, hay ai đó cho rằng ta thật xấu xí vô dụng thì ta trở nên xấu xí vô dụng được.
Qua câu chuyện mong mọi người hãy sống hết mình với trái tim vui tươi bởi giá trị bản thân nằm ở đó, hãy yêu cuộc sống, yêu thương mọi người, làm những việc không hổ thẹn lương tâm. Rồi bạn sẽ không còn so bì, không còn quan tâm những điều không quan trọng trong cuộc sống, điều cốt lõi trong mỗi con người là sự bình thản.
Chúc các bạn lạc quan và yêu đời.
Lạc Thổ - TuThuoc24h.net