Ngày nay có rất nhiều người mắc bệnh về dạ dày, vì nhiều lý do như cuộc sống căng thẳng, ăn uống thất thường, ngày càng nhiều những thực phẩm không tốt, hoặc bạn đang bệnh điều trị bằng kháng sinh làm tổn thương đến dạ dày, khiến cho dạ dày đau đớn khó chịu. Vậy phải làm sao? Cùng Tủ Thuốc 24h tìm hiểu những phương pháp đơn giản có thể xử lý cơn đau bất kỳ lúc nào nhé.
1. Chườm nóng.
- Một chai nước nóng hoặc đai quấn nóng chườm lên bụng có thể giúp dạ dày thư giãn và dễ chịu hơn. Nếu cơn đau là do tình trạng co thắt gây ra bởi thuốc kháng sinh, cảm giác ấm trên da có thể giúp bạn thả lỏng và đỡ đau.
- Nếu không có túi chườm nóng, bạn hãy thử đổ gạo hoặc đậu pinto khô vào một vật đựng bằng vải sạch (chiếc tất cũng thích hợp). Đảm bảo vật đựng phải kín (bạn có thể buộc lại hoặc cài kim băng) và cho vào lò vi sóng làm nóng khoảng 30 giây (hoặc đến khi các nguyên liệu bên trong ấm lên).
- Không để túi chườm quá nóng. Bạn cần phải có cảm giác ấm trên da.
- Tìm một nơi dễ chịu để nằm sao cho có thể đặt túi chườm nóng vững vàng trên bụng. Chườm ít nhất 15 phút. Bạn có thể lặp lại bao nhiêu lần tùy ý.
2. Uống một tách trà gừng tươi nóng.
- Gừng giúp thư giãn các cơ ở đường ruột và là liệu pháp hiệu quả để chữa co thắt dạ dày. Gừng cũng rất hiệu quả trong việc giảm buồn nôn. Nhấp một ngụm trà gừng ấm là cách để giảm đau dạ dày do uống thuốc kháng sinh.
- Rửa, gọt vỏ và băm nhỏ một nhánh gừng dài khoảng 2,5-5 cm. Đun sôi 1-2 cốc nước, sau đó cho gừng vào. Càng dùng nhiều nước thì trà càng loãng; nhưng nếu bạn ngâm gừng trong nước thì trà sẽ đậm đặc hơn.
- Đun sôi trong khoảng 3-5 phút, sau đó ngâm thêm 3-5 phút nữa.
- Nhấc trà gừng khỏi bếp, lọc xác gừng và rót trà gừng tươi vào cốc hoặc ấm trà.
- Bạn có thể thêm vào trà gừng một thìa mật ong hoặc chất ngọt khác nếu thích. Một số người thích thêm một lát chanh vào trà gừng nóng, và điều này cũng có thể giúp giảm đau dạ dày.
3. Uống nước cơm.
- Nước cơm là nước trong nồi khi nấu cơm. Nước cơm khi uống vào sẽ giúp làm dịu dạ dày bằng cách tráng một lớp lót trên niêm mạc dạ dày.
- Nấu nước cơm bằng cách nấu ½ cốc gạo (gạo trắng bình thường là được) với gấp đôi lượng nước cần thiết – trong trường hợp này, ½ cốc gạo sẽ nấu với 2 cốc nước. Đun sôi, sau đó hạ nhỏ lửa và đun liu riu thêm 20 phút hoặc cho đến khi gạo mềm.
- Trút nước và cơm qua rổ, để dành cơm cho bữa ăn. Hứng nước cơm trong bát hoặc nồi.
- Rót nước cơm vào cốc và uống khi còn ấm. Bạn có thể cho thêm 1 thìa mật ong nếu thích.
4. Uống một tách trà hoa cúc La Mã.
- Cúc La Mã là một liệu pháp thảo mộc có thể hoạt động như một chất kháng viêm. Trà cúc La Mã có thể giúp bạn xoa dịu dạ dày nếu niêm mạc dạ dày bị xáo trộn vì sự mất cân bằng vi khuẩn do tác động của thuốc.
- Đun sôi nước, sau đó rót nước sôi lên túi trà.
- Đậy tách trà hoặc ấm trà và chờ trà ngấm khoảng 15-20 phút. Trà càng ngấm lâu thì càng đậm.
- Thêm một thìa cà phê mật ong hoặc các chất ngọt khác nếu thích, nhưng bạn nên nhớ là bản thân trà cũng đã khá ngọt mà chưa cần thêm chất ngọt.
Những ai bị đau dạ dày thì không nên dùng kháng sinh trừ khi thật sự cần thiết, uống có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn thực sự. Ngoài trường hợp này, thuốc kháng sinh sẽ chỉ tấn công lợi khuẩn và phát sinh các vấn đề khác. Hơn nữa, vi khuẩn có thể biến đổi và tăng sức kháng với các loại thuốc khác sinh, và đến lúc bạn thực sự cần uống thuốc kháng sinh thì bác sĩ có thể phải tăng liều lượng.
Nếu cơn đau quá nhiều bạn muốn sử dụng thuốc giảm đau hay thuốc dạ dày nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi vì một số thuốc giảm đau có thể tương tác với thuốc kháng sinh và ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc.
Chúc các bạn sức khỏe an yên.