Vitamin E - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Vitamin E

Tra cứu thông tin về thuốc Vitamin E trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Vitamin E

Dạng bào chế

Thuốc uống, thuốc tiêm

Dạng thuốc và hàm lượng

Alphatocopherol gồm có đồng phân d và hỗn hợp đồng phân d và l. Thuốc được dùng dưới dạng alphatocopheryl acetat hoặc alphatocopheryl succinat. Một đơn vị quốc tế (đv) tương đương với hoạt tính của 1 mg dl - alphatocopheryl acetat; d - alphatocopheryl acetat có hiệu lực là 1,36 đv/mg; dl - alphatocopheryl sucinat là 0,89 đv/mg; d - alphatocopheryl succinat là 1,21 đv/mg; dl - alphatocopherol là 1,1 đv/mg; d - alphatocopherol là 1,49 đv/mg.

  • Viên nén hoặc viên bao đường 10, 50, 100 và 200 mg dl - alphatocopheryl acetat.
  • Nang 200 mg, 400 mg, 600 mg.
  • Thuốc mỡ 5 mg/1 g.
  • Ống tiêm dung dịch dầu 30, 50, 100 hoặc 300 mg/1 ml; tiêm bắp.

Điều kiện bảo quản

Ðể trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Dạng acetat và succinat không ổn định với kiềm.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Dùng để điều trị và phòng thiếu vitamin E (chế độ ăn thiếu vitamin E, trẻ em bị xơ nang tuyến tụy hoặc kém hấp thu mỡ do teo đường dẫn mật hoặc thiếu betalipoprotein huyết, trẻ sơ sinh thiếu tháng rất nhẹ cân khi đẻ). Các dấu hiệu chính thiếu vitamin E là các biểu hiện về bệnh cơ và thần kinh như giảm phản xạ, dáng đi bất thường, giảm nhạy cảm với rung động và cảm thụ bản thân, liệt cơ mắt, bệnh võng mạc nhiễm sắc tố, thoái hóa sợi trục thần kinh.

Vitamin E cũng được dùng làm thuốc chống oxy hóa kết hợp với vitamin C, vitamin A và selenium.

Còn có các chỉ định khác như sẩy thai tái diễn, vô sinh, nhiễm độc thai nghén, vữa xơ động mạch, bệnh mạch vành... Nhưng các nghiên cứu lâm sàng có kiểm tra kỹ chưa chứng minh được lợi ích của thuốc.

Liều dùng và cách dùng

Cách dùng: Vitamin E thường dùng qua đường uống. Nếu không uống được, có thể tiêm bắp.

Liều lượng: Liều khuyến cáo thay đổi, 1 phần do hoạt tính khác nhau của các chế phẩm. Tuy vậy, liều khuyến cáo hàng ngày gấp 4 đến 5 lần khẩu phần khuyến cáo hàng ngày (RDA), hoặc từ 40 đến 50 mg d - alphatocopherol trong hội chứng thiếu hụt vitamin E.

Xơ nang tuyến tụy: 100 - 200 mg dl - alphatocopheryl acetat hoặc khoảng 67 đến 135 mg                 d - alphatocopherol.

Bệnh thiếu betalipoprotein - máu: 50 - 100 mg dl - alphatocopheryl acetat/kg hoặc 33 đến 67 mg    d - alphatocopherol/kg.

Dự phòng bệnh võng mạc do đẻ thiếu tháng: 15 - 30 đơn vị/kg (10 - 20 mg alphatocopherol tương đương/kg) mỗi ngày để duy trì nồng độ tocopherol huyết tương giữa 1,5 - 2 microgam/ml.

Dự phòng: 10 - 20 mg hàng ngày.

Tương tác với các thuốc khác

Vitamin E đối kháng với tác dụng của vitamin K, nên làm tăng thời gian đông máu.

Nồng độ vitamin E thấp ở người bị kém hấp thu do thuốc (như kém hấp thu khi dùng cholestyramin).

Tác dụng phụ

Vitamin E thường được dung nạp tốt. Liều cao có thể gây ỉa chảy, đau bụng, và các rối loạn tiêu hóa khác và cũng có thể gây mệt mỏi, yếu. Viêm da tiếp xúc đã xảy ra sau khi bôi thuốc.

Tiêm tĩnh mạch tocopherol đã có trường hợp gây tử vong hoặc gây độc cho gan, thận và hệ tạo máu, nhưng có thể là do thuốc bị nhiễm tạp chất.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

– Hấp thu: ,Vitamin E, hấp thu được qua niêm mạc ruột. Giống như các vitamin tan trong dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hoá. ,– Phân bố: Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ. ,– Chuyển hoá: ,Vitamin E, chuyển hoá 1 ít qua gan thành các glucuronid của acid tocopheronic và gamma – lacton của acid này. ,– Thải trừ: ,Vitamin E, thải trừ một ít qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng phải thải trừ chậm vào mật. ,Vitamin E, vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.

Dược lực

Vitamin E, là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp, chất quan trọng nhất là các tocopherol, trong đó alphatocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên.