Thông tin cơ bản thuốc Vigabatrin
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Vigabatrin
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Thuốc được dùng như liệu pháp hỗ trợ cho bệnh nhân từ 10 tuổi trở lên có cơn động kinh cục bộ phức tạp dai dẳng không đáp ứng với các phương pháp điều trị thay thế; hoặc dùng đơn trị liệu cho cơn co thắt ở trẻ em từ 1 tháng đến 2 tuổi sau khi cân nhắc thấy lợi ích lớn hơn nguy cơ mất thị lực mà thuốc mang lại.
Chống chỉ định
Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Vigabatrin hoặc có tiền sử rối loạn tâm thần.
Liều dùng và cách dùng
Uống thuốc 2 lần/ ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và đáp ứng với điều trị. Thuốc được uống không phụ thuộc vào bữa ăn. Đối với trẻ em, liều lượng được dựa trên trọng lượng cơ thể. Có thể bắt đầu với liều thấp hơn, dần dần tăng liều để giảm bớt nguy cơ mắc các tác dụng phụ như buồn ngủ và nhầm lẫn. Bác sĩ sẽ điều chỉnh liều để tìm ra liều tốt nhất cho từng người bệnh. Dùng thuốc vào các thời điểm nhất định trong ngày.
Nếu có quyết định ngừng thuốc, liều dùng nên được giảm dần, không ngừng thuốc đột ngột.
Cơn động kinh cục bộ phức tạp dai dẳng
Bệnh nhân > 16 tuổi: Liều khởi đầu 1000mg/ ngày (500mg x 2 lần/ ngày). Liều khuyến cáo ở người lớn là 3000mg/ ngày (1500mg x 2 lần/ ngày).
Bệnh nhân nhi từ 10-16 tuổi: Liều dựa trên trọng lượng cơ thể. Liều khởi đầu khuyến cáo là 500mg/ ngày (250mg x 2 lần/ ngày) và có thể tăng dần tới tổng liều duy trì 2000mg/ ngày (1000mg x 2 lần/ ngày). Bệnh nhân nặng > 60kg cần được định lượng theo khuyến cáo dành cho người lớn.
Cơn co thắt ở trẻ em từ 1 tháng đến 2 tuổi
Liều ban đầu là 50mg/ kg/ ngày, chia làm 2 lần. Liều có thể được điều chỉnh tăng thêm 25-50mg/ kg/ mỗi 3 ngày đến liều tối đa 150mg/ kg/ ngày, chia 2 lần.
Bệnh nhân suy thận: Giảm liều dựa trên độ thanh thải creatinine. Cụ thể:
- Suy thận nhẹ (CLcr> 50 - 80ml/ phút): Liều nên được giảm 25%
- Suy thận vừa (CLcr> 30 - 50ml/ phút): Liều nên được giảm 50%
- Suy thận nặng (CLcr> 10-30ml/ phút): Liều nên được giảm 75%.
Thận trọng
Trước khi dùng Vigabatrin, cần cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử dị ứng, các thuốc đang sử dụng và lịch sử bệnh tật của bạn, đặc biệt là các vấn đề về mắt (ví dụ, khiếm khuyết thị lực, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, vấn đề thần kinh thị giác), các vấn đề về tinh thần / tâm trạng (ví dụ: trầm cảm, rối loạn tâm thần), bệnh thận, bệnh gan. Thuốc có thể gây chóng mặt, buồn ngủ hoặc các vấn đề tầm nhìn. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo hoặc khả năng nhìn rõ cho đến khi chắc chắn có thể thực hiện các hoạt động này một cách an toàn. Không dùng đồ uống có cồn. Không chụp cộng hưởng từ (MRI) khi dùng thuốc.
- Người cao tuổi: có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ cao khi sử dụng thuốc.
- Bệnh nhân suy thận: Giảm liều.
Tương tác với các thuốc khác
Phenytoin: Vigabatrin gây giảm vừa phải nồng độ Phenytoin trong huyết tương, có thể cần điều chỉnh liều Phenytoin khi dùng đồng thời.
Clonazepam: Vigabatrin có thể làm tăng nồng độ Cmax của Clonazepam, dẫn đến sự gia tăng các phản ứng bất lợi do dùng Clonazepam.
Vigabatrin có thể làm tăng lượng axit amin trong nước tiểu, dẫn đến xét nghiệm dương tính giả đối với các bệnh chuyển hóa di truyền hiếm nhất định (ví dụ, alpha aciduria aminoadipic).
Tác dụng phụ
- Buồn ngủ, chóng mặt, run lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, yếu ớt, đau khớp hoặc cơ bắp, thiếu phối hợp, các vấn đề về trí nhớ và tư duy, tăng cân. Sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Đau, rát hay ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân, sốt, cáu gắt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, ợ nóng, chuột rút nghiêm trọng trong kỳ kinh nguyệt. Nhầm lẫn, mệt mỏi, da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, khó thở, nổi mề đay, ngứa. Vigabatrin có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
- Thuốc có thể gây giảm hoặc mất thị lực; bất thường điện não; tăng ý nghĩ hoặc hành vi tự tửở bệnh nhân; thiếu máu; các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi; phù nề; tăng cân; đột biến gen.
Quá liều và cách xử trí
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm buồn ngủ, mất ý thức. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Khác
NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Tiếp tục chế độ ăn uống bình thường, trừ khi bác sĩ có chỉ định khác.