Flazole 400 - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Flazole 400

Tra cứu thông tin về thuốc Flazole 400 trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Flazole 400

Số đăng ký

VD-21004-14

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần SPM

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách đóng gói

Hộp 2 vỉ x 10 viên

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Lưu trữ dung dịch uống ribavirin trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

– Viêm gan A, B, C do virus, Herpes zoster, herpes simplex. Rút ngắn thời gian bị cúm. ,– Các bệnh virus ở trẻ em: sởi, quai bị, thủy đậu, hợp bào hô hấp.

Chống chỉ định

Suy thận nặng (ClCr < 30 mL/phút). Thiếu máu mạn tính (Hb < 10 g/dl). Thai kỳ. Mẫn cảm với thuốc.

Liều dùng và cách dùng

– Người lớn: Viêm gan A 800 mg/ngày, chia ra nhiều lần x 10 – 14 ngày. ,– Viêm gan B & C 800 – 1200 mg/ngày, chia 3 – 4 lần x 6 tháng – 1 năm. ,– Herpes zoster/simplex 800 – 1200 mg/ngày, chia 3 – 4 lần x 7 – 10 ngày. ,– Dự phòng tái phát Herpes sinh dục 400 mg/ngày, chia 1 – 2 lần x 6 tháng.

Thận trọng

  • Thận trọng khi dùng thuốc cho người dưới 18 tuổi, nhất là khi phối hợp với interferon alpha – 2b vì chưa rõ tác dụng và an toàn của thuốc ở lứa tuổi này.
  • Phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ: Phải chắc chắn đang không mang thai hoặc không có ý định mang thai trong thời gian điều trị và nhiều tháng sau thời gian điều trị, vì thuốc này có tiềm năng gây quái thai.
  • Không nên dùng thuốc cho người vẫn tiếp tục dùng ma túy theo đường tiêm (nguy cơ tái nhiễm cao) và người nghiện rượu nặng (nguy cơ làm tổn thương ở gan).
  • Phải dùng thận trọng ribavirin uống ở người có bệnh sử rối loạn tâm thần, đặc biệt khi bị trầm cảm nặng.
  • Khi phối hợp với interferon-2b, phải chú ý phát hiện trầm cảm.
  • Trước khi dùng thuốc uống, phải theo dõi thiếu máu có thể xuất hiện, phải xét nghiệm máu (đếm tế bào, công thức bạch cầu, tiểu cầu, thời gian máu đông), làm lại vào tuần điều trị thứ 2 và thứ 4, sau đó được làm định kỳ tùy theo tình trạng lâm sàng.
  • Dùng thuốc dưới dạng khí dung phải chú ý không để thuốc khuếch tán ra không khí xung quanh, phải theo dõi xem thuốc có bị kết tủa trong máy thở không. Thuốc hít không thể thay thế được liệu pháp hỗ trợ hô hấp và bù dịch cho trẻ nhỏ bị suy hô hấp nặng.

Tương tác với các thuốc khác

  • Ribavirin ức chế sự phosphoryl hóa của zidovudin và của stavudin, sự ức chế tác dụng lẫn nhau in vitro này cũng có thể làm cho số lượng HIV trong máu tăng. Cần theo dõi nồng độ ARN của HIV trong máu người bệnh.
  • Ribavirin có thể làm tăng các dẫn xuất phosphoryl hóa của các nucleosid thuộc typ purin (didanosin, abacavir) nên có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm acid lactic do các thuốc này gây ra. Tác dụng này kéo dài do thời gian nửa đời của ribavirin dài.
  • Ribavirin kết hợp với amphotericin: làm tăng ADR, tăng độc tính lên máu.
  • Ribavirin kết hợp didanosin: làm tăng nồng độ didanosin trong tế bào, tăng độc tính lên ty thể. Không nên kết hợp 2 loại thuốc này. Ribavirin kết hợp với flucytosin, gancoclovir, hydroxyure, pentamidin, pyrimethanin, hoặc sulfadiazin, trimetrexat làm tăng các ADR, tăng độc tính lên máu.
  • Ribavirin kết hợp với primaquin: làm tăng ADR.
  • Ribavirin kết hợp với stavudin: làm tăng ADR, tăng độc tính lên ty thể. Không dùng kết hợp hai thuốc này.
  • Ribavirin kết hợp với zidovusin: ribavirin ức chế phosphoryl hóa của zidovudin để thành dạng có hoạt tính, làm tăng ADR. Không kết hợp hai thuốc này.
  • Uống ribavirin cùng với một thuốc kháng acid có chứa magnesi, nhôm và simethicon làm giảm diện tích dưới đường cong của ribavirin.

Tác dụng phụ

Thiếu máu tán huyết nhẹ. Ðau cơ, buồn nôn, mệt mỏi & ngứa (hồi phục sau khi ngưng điều trị). Tăng bilirubin, acid uric huyết thanh. Rối loạn tiêu hóa, TKTW.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Hấp thu

Hít thuốc qua mũi hoặc miệng, thuốc hấp thu vào cơ thể. Sinh khả dụng phụ thuộc vào cách dùng thuốc khi phun sương (như dùng mặt nạ, lều oxygen…). Nồng độ đỉnh của thuốc thường đạt được trong huyết tương vào cuối giai đoạn hít, nồng độ thuốc sẽ tăng lên khi tăng thời gian hít. Nồng độ ribavirin đạt được trong chất tiết ở đường hô hấp cao hơn nồng độ trong huyết tương cần thiết để ức chế RVS nhạy cảm vitro. Tuy vậy, RSV đã tìm thấy trong tế bào bị nhiễm đường hô hấp và không biết là nồng độ ribavirin trong huyết tương hay ở đường hô hấp phản ánh tốt hơn nồng độ thuốc trong tế bào.

Uống: thuốc được hấp thu ngay, nồng độ đỉnh đạt được trong vòng 1 – 2 giờ sau khi uống. Thuốc qua chuyển hóa bước đầu. Sinh khả dụng tuyệt đối 64%. Sau khi uống 600mg x 2 lần/ngày, nồng độ thuốc trung bình trong huyết tương ở trạng thái ổn định là 2,2mg/ml. Nếu uống cùng với thức ăn, nhất là khi có nhiều dầu mỡ, nồng độ đỉnh tăng khoảng 70%.

Phân bố

Dạng thuốc hít, nồng độ thuốc cao nhất ở đường hô hấp và hồng cầu.

Uống 1 liều duy nhất 3mg/kg/liều, nồng độ đỉnh trong hồng cầu đạt được trong vòng 4 ngày cao hơn khoảng 100 lần nồng độ thuốc trong huyết tương cùng thời gian (4 ngày) sau đó giảm dần với nửa đời vào khoảng 40 ngày.

Ribavirin phân bố chậm vào dịch não tủy. Khi uống kéo dài (4 – 7 tuần) ở người bị AIDS hoặc ARC, nồng độ thuốc ở dịch não tủy xấp xỉ 70% nồng độ thuốc ở huyết tương đồng thời.Chưa biết ribavirin có qua nhau thai hoặc vào sữa mẹ hay không. Thuốc gắn vào protein huyết tương rất ít.

Chuyển hóa

Có thể ở gan, ribavirin được phosphoryl hóa trong tế bào thành mono – di, và tri – phosphat, chất chuyển hóa sau có hoạt tính, thuốc cũng được chuyển hóa thành 1,2,4-triazoa carbozamid, một đường chuyển hóa phụ liên quan đến thủy phân amid thành acid tricarboxylic, khử ribose và phá vỡ vòng triazol.

Nửa đời phân bố của thuốc khi tiêm tĩnh mạch khoảng 0,2 giờ.

Nửa đời thải trừ khi hít 9,5 giờ, khi tiêm tĩnh mạch hoặc uống (1 liều) và 0,5 – 2 giờ, trong hồng cầu là 40 ngày.

Nửa đời tận cùng (teriminal half-life) của thuốc khi tiêm tĩnh mạch hoặc uống (liều đơn) là 27 – 36 giờ, ở trạng thái ổn định là khoảng 151 giờ.

Thải trừ

Thuốc hít: Thuốc được thải trừ qua thận khoảng 30 – 55% dưới dạng chuyển hóa 1,2,4-triazol carboxamid trong nước tiểu trong vòng 72 – 80 giờ. Khoảng 15% đào thải qua phân trong vòng 72 giờ.

Tiêm tĩnh mạch: khoảng 19% thuốc đào thải dưới dạng không đổi trong 24 giờ, khoảng 24% đào thải dưới dạng không đổi trong 48 giờ.

Uống: khoảng 7% thuốc đào thải dưới dạng không đổi trong 24 giờ, khoảng 10% đào thải dưới dạng không đổi 48 giờ.

Thẩm tách: ribavirin bị loại bỏ rất ít qua lọc máu.

Dược lực

Ribavirin là một nucleosid tổng hợp có cấu trúc giống guanosin. Cơ chế tác dụng của ribavirin còn chưa biết đầy đủ. Thuốc có tác dụng kìm virus bằng cách cản trở tổng hợp ARN và ADN, cuối cùng là ức chế tổng hợp protein và sao chép virus. Tác dụng kháng virus của thuốc chủ yếu ở trong tế bào nhiễm virus nhạy cảm. Ribavirin được vận chuyển nhanh vào trong tế bào và nhanh chóng bị enzym tế bào chuyển đổi thành ribavirin khử ribose (deribosylated ribaviri) và phosphoryl hóa thành ribavirin – 5’ – monophosphat, -diphosphat và –triphosphat. Phosphoryl hóa chủ yếu xảy ra ở trong tế bào nhiễm virus, nhưng cũng có thể ở tế bào không nhiễm. Ribavirin triphosphat (RTP) là chất ức chế cạnh tranh mạnh của inosin monophosphat (IMP) dehydrogenase, ARN polymerase của virus influeza và ARNm guanylyl transferase và methyltransferase (các enzym sau cần thiết cho sự gắn thêm guanosin triphosphat vào 5’ cuối chóp của ARNm của virus). Tất cả các tác dụng khác nhau đó đã làm giảm nhiều dự trữ guanosin triphosphat nội bào và làm ức chế tổng hợp protein và ARN của virus. Cuối cùng, sao chép virus và lan truyền virus tới các tế bào khác bị ngăn chặn hoặc ức chế mạnh.

Ngoài ra, ribavirin không kích thích sản xuất interferon, tác dụng không đáng kể đến đáp ứng miễn dịch và kháng u (ở vật chủ).

Phổ tác dụng

VirusARN: tác dụng in vitro: virus hợp bào hô hấp (RSV), nhiều chủng influenza A và B, virus sởi, quai bị, enterovirus 72 (trước đây là virus gan A) sốt vàng, sốt Lassa, rotavirus. Nhưng in vivo, một số virus bao gồm arbovirus, rhinovirus và rotavirus lại không bị ức chế.

Virus ADN: tác dụng in vitro: Herpes simplex virus typ 1 và 2, cytomeglovirus ở người, vaccinia virus,adenovirus ở người. Nhưng in vivo, cytomegalovirus có thể không nhạy cảm.

Virus kháng thuốc: Poliovirus, ebolavirus,marburgvirus, coxsackie.Kháng thuốc: chưa đánh giá được đầy đủ tình trạng phát triển kháng thuốc in vitro và in vivo. Khác với một số thuốc kháng virus như acyclovir, amantadin… chưa thấy kháng ribavirin khi phải dùng thuốc nhiều lần để điều trị các virus nhạy cảm nhất, có thể do ribavirin có nhiều cơ chế tác dụng kháng virus. Cũng chưa thấy có kháng chéo với các thuốc kháng virus khác.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.