Bisnang - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Bisnang

Tra cứu thông tin về thuốc Bisnang trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Bisnang

Số đăng ký

VN-12483-11

Nhà sản xuất

Hana Pharm. Co., Ltd.

Dạng bào chế

Dung dịch nhỏ mắt

Quy cách đóng gói

Hộp 1 lọ 5ml

Thành phần

Levofloxacin Levofloxacin có thể gây ra vấn đề vớ

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim 250mg, 750mg.

Thuốc tiêm 250mg/50ml, 500mg/100ml, 500mg/20ml

Điều kiện bảo quản

  • Bảo quản ở nhiệt độ 15 – 30 độ C, trong lọ kín, tránh ánh sáng.
  • Dung dịch thuốc sau khi pha loãng trong dịch tương hợp, ổn định trong vòng 72 giở nhiệt độ dưới 25 độ C và trong vòng 14 ngày ở nhiệt độ 5 độ C. Dung dịch pha loãng này có thể ổn định tới 6 tháng nếu bảo quản ở nhiệt độ - 20 độ C, sau khi đưa ra khỏi tủ lạnh, để tan đông ở nhiệt độ phòng, không tan đông bằng lò vi sóng hoặc ngâm trong nước nóng. Không để đông lạnh lại sau khi đã tan đông. Các lọ thuốc không chứa chất bảo quản nên chỉ dùng một lần, phần còn thừa phải loại bỏ.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin như:

  • Viêm xoang cấp.
  • Đợt cấp viêm phế quản mãn.
  • Viêm phổi cộng đồng.
  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không.
  • Nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không.
  • Dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.

Chống chỉ định

Người có tiền sử quá mẫn với levofloxacin, với các quinolon khác, hoặc với bất kì thành phần nào của thuốc. Động kinh, thiết hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ có một fluoroquinolon. Trẻ em nhỏ hơn 18 tuổi.

Liều dùng và cách dùng

Liều dùng của levofloxacin áp dụng cho cả đường uống và đường tĩnh mạch:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp
    • Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 500mg, 1 lần /ngày trong 7 ngàyViên phổi mắc phải tại cộng đồng: 500mg, 1 – 2 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.
    • Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500mg, 1 lần/ngày trong 10 – 14 ngày.
  • Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da
    • Có biến chứng: 750mg, 1 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.
    • Không có biến chứng: 500mg, 1 lần/ngày trong 7 – 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
    • Có biến chứng 250mg, 1 lần/ngày trong 10 ngày.
    • Không có biến chứng 250mg, 1 lần/ngày trong 3 ngày.
  • Viêm thận – bể thận cấp: 250mg. 1 lần/ngày trong 10 ngày.
  • Bệnh than
    • Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: ngày uống 1 lần, 500mg, dùng trong 8 tuần.
    • Điều trị bệnh than: truyền tĩnh mạch, sau đó uống thuốc khi tình trạng người bệnh cho phép, liều 500mg, 1 lần/ngày, trong 8 tuần.
  • Viêm tuyến tiền liệt
    • 500mg/24 giờ, truyền tĩnh mạch.
    • Sau vài ngày có thể chuyển sang uống.
  • Liều dùng cho người bệnh thận:

Độ thanh thải creatinin

(ml/phút)

Liều ban đầu

Liều duy trì

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận – bể thận cấp

≥ 20

250 mg

250mg mỗi 24 giờ

10 - 19

250mg

250 mg mỗi 48 giờ

Các chỉ định khác

50 - 80

Không cần hiệu chỉnh liều

20 - 49

500mg

250mg mỗi 24 giờ

10 – 19

500mg

125mg mỗi 24 giờ

Thẩm tách máu

500mg

125mg mỗi 24 giờ

Thâm phân phúc mạc liên tục

500mg

125mg mỗi 24 giờ

  • Liều dùng cho người bệnh suy gan: vì phần lớn levofloxacin được đào thải ra nước tiểu dưới dạng không đổi, không cần thiết phải hiệu chỉnh liều trong trường hợp suy gan.

Cách dùng

  • Dùng đường uống.
    • Thời điểm uống levofloxacin không phụ thuộc vào bữa ăn (có thể uống trong hoặc xa bữa ăn).
    • Không được dùng các antacid có chứa nhôm và magnesi, chế phẩm có chứa kim loại nặng như sắt và kẽm, sucralfat, didanosin (các dạng bào chế có chứa antacid) trong vòng 2 giờ trước và sau khi uống levofloxacin.
  • Dùng ngoài đường tiêu hóa
    • Levofloxacin chỉ được dùng bằng cách truyền tĩnh mạch chậm, truyền nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ hạ huyết áp. Thời gian truyền phụ thuộc vào liều lượng thuốc (liều 250mg hoặc 500mg thường trong 60 phút,liều 750mg truyền trong 90 phút). Không được dùng để tiêm bắp, tiêm vào ống sống, tiêm phúc mạc hoặc tiêm dưới da.
    • Các dung dịch có chứa levofloxacin với nồng độ 5mg/ml trong dextrose 5%, có thể dùng ngay không cần pha loãng. Dung dịch levofloxacin với hàm lượng 500mg/20ml trong lọ thuốc tiêm bắt buộc phảo pha loãng trong các dung dịch tương hợp thành dung dịch có nồng độ 5mg/ml trước khi sử dụng. Các dung dịch tương hợp dùng để pha loãng được nhà sản xuất quy định trong thông tin trên nhãn thuốc. Một số dung dịch tương hợp thường dùng là: dung dịch dextrose 5%, dung dịch natri clorid 0,9%, dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0,9%, dung dịch Ringer Lactat và dịch Plasma Lyte 56/5% dextrose, dung dịch natri lactat 1/6M, dung dịch dextrose 5% và natri clorid 0,45%, nước cất pha tiêm.

Thận trọng

  • Viêm gân đặc biệt là gân gót chân (Achille), có thể dẫn tới đứt gân. Biến chứng này có thể xuất hiện ở 48 giờ đầu tiên, sau khi bắt đầu dùng thuốc và có thể bị cả hai bên. Viêm gân xảy ra chủ yếu ở các đối tượng có nguy cơ: người trên 65 tuổi, đang dùng corticoid (kể cả đường phun hít). Hai yếu tố này làm tăng nguy cơ viêm gân. Đề phòng, cần điều chỉnh liều lượng thuốc hàng ngày ở người bệnh lớn tuổi theo mức lọc cầu thận.
  • Ảnh hưởng trên hệ cơ xương: levofloxacin, cũng như phần lớn các quinolon khác, có thể gây thoái hóa sụn ở khớp chịu trọng lực trên nhiều loài động vật non, do đó không nên sử dụng levofloxacin cho trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Nhược cơ: cần thận trọng ở người bệnh bị nhược cơ vì các biểu hiện có thể nặng lên.
  • Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: đã có các thông báo về phản ứng bất lợi như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật, run rẩy, bồn chồn, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm, lú lẫn ảo giác, ác mộng, có ý định hoặc hành động tự sát (hiếm gặp) khi sử dụng các kháng sinh nhóm quinolon, thậm chi ngày khi sử dụng ở liều đầu tiên.
  • Nếu xảy ra những phản ứng bất lợi này trong khi sử dụng levofloxacin, cần dừng thuốc và có các biện pháp xử trí triệu chứng thích hợp. Cần thận trọng khi sử dụng cho người có các bệnh lí trên thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch não,… vì có thể tăng nguy cơ co giật.
  • Phản ứng mẫn cảm: phản ứng mẫn cảm với nhiều biểu hiện lâm sàng khác, thậm chí sốc phản vệ khi sử dụng các quinolon, bao gồm cả levofloxacin đã được thông báo. Cần ngừng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.
  • Viêm đại tràng giả do Clostridium difficile: Phản ứng bất lợi này được thông báo với nhiều loại kháng sinh trong đó có levofloxacin, có thể xảy ra ở tất cả các mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Cần lưu ý chẩn đoán chính xác các trường hợp ỉa chảy xảy ra trong thời gian người bệnh đang sử dụng kháng sinh để có biện pháp xử trí thích hợp.
  • Mẫn cảm với ánh sáng mức độ trung bình đến nặng đã được thông báo với nhiều kháng sinh nhóm fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin (mặc dù đến nay, tỷ lệ gặp phản ứng bất lợi này khi sử dụng levofloxacin rất thấp < 0.1%). Người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trong thời gian điều trị và 48 giờ sau khi điều trị.
  • Tác dụng trên chuyển hóa: cũng như các quinolon khác, levofloxacin có thể gây rối loạn chuyển hóa đường, bao gồm tăng và hạ đường huyết thường xảy ra ở các người bệnh đái tháo đường đang sử dụng levofloxacin đồng thời với một thuốc hạ đường huyết hoặc với insulin, do đó cần giám sát đường huyết trên người bệnh này. Nếu xảy ra hạ đường huyết, cần ngừng levofloxacin và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp.
  • Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ: sử dụng các quinolon có thể gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ ở một số người bệnh và một số hiếm ca loạn nhịp, do đó cần tránh sử dụng trên các người bệnh sẵn có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ Kali máu, người bệnh đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid…) hoặc nhóm III (amidaron, sotalol…), thận trọng khi sử dụng levofloxacin cho các người bệnh đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp như nhịp chậm và thiếu cơ tim cơ tim cấp.

Tương tác với các thuốc khác

  • Antacid, sucralfat, ion, kim loại, multivitamin: khi sử dụng đồng thời có thể làm giảm hấp thu levofloxacin, cần uống các thuốc này cách xa levofloxacin ít nhất 2 giờ.
  • Theophylin: một số nghiên cứu trên người tình nguyên khỏe mạnh cho thấy không có tương tác. Tuy nhiên do nồng độ trong huyết tương và AUC theophylin thường bị tăng khi sử dụng đồng thời với các quinolon khác, vẫn cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin.
  • Warfarin: do đã có thông báo warfarin tăng tác dụng khi dùng cùng levofloxacin, cần giám sát các chỉ số về đông máu khi sử dụng đồng thời hai thuốc này.
  • Cyclosporin, digoxin: tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, do đó không cần hiệu chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời với levofloxacin.
  • Các thuốc chống viêm không steroid: có khả năng làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với levofloxacin.
  • Các thuốc hạ đường huyết: dùng đồng thời với levofloxacin có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đường huyết, cần giám sát chặt chẽ.

Tác dụng phụ

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra: buồn nôn; nôn; tiêu chảy; đau bụng; táo bón; ợ nóng; đau đầu; ngứa âm đạo và/hoặc chảy dịch âm đạo.
  • Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ những triệu chứng sau, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức, nhưng đừng ngưng dùng levofloxacin mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn: tiêu chảy nặng (phân có máu) đi kèm hoặc không đi kèm sốt và đau dạ dày (có thể xảy ra đến 2 tháng hoặc hơn sau khi điều trị của bạn); chóng mặt; nhầm lẫn; căng thẳng; bồn chồn; đa nghi vô cớ; khó ngủ hoặc duy trì giấc ngủ; cơn ác mộng hay giấc mơ bất thường; ảo giác; trầm cảm; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử; lắc không kiểm soát được của một phần của cơ thể.
  • Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hoặc các triệu chứng của viêm gân hoặc đứt gân được mô tả trong phần CẢNH BÁO QUAN TRỌNG, ngưng dùng levofloxacin và gọi bác sĩ của bạn ngay lập tức hoặc yêu cầu trợ giúp y tế khẩn cấp: phát ban; nổi mề đay; ngứa; bong tróc hoặc phồng rộp da; sốt; sưng mắt, mặt, miệng. môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân; khàn tiếng; khó thở hoặc nuốt; nhịp tim nhanh; ngất xỉu; mất ý thức; vàng da hoặc mắt; nước tiểu đậm màu; giảm tiểu tiện; co giật; bầm tím hoặc chảy máu bất thường; đau khớp hoặc cơ bắp.

Cách xử trí

  • Cần ngừng levofloxacin trong các trường hợp: bắt đầu có các biểu hiện ban da hoặc bất kì dấu hiệu nào của phản ứng mẫn cảm hay của phản ứng bất lợi trên thần kinh trung ương. Cần giám sát người bệnh để phát hiện viêm đại tràng màng giả và có các biện pháp xử trí thích hợp khi xuất hiện ỉa chảy trong khi đang dùng levofloxacin.
  • Khi xuất hiện dấu hiệu viêm gân cần ngừng ngay thuốc, để hai gân gót nghỉ với các dụng cụ cố định thích hợp hoặc nẹp gót chân và hội chẩn chuyên khoa.

Quá liều và cách xử trí

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, xử trí quá liều bằng cách loại thuốc ngay khỏi dạ dày, bù dịch nhầy đủ cho người bệnh. Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc liên tục không có hiệu quả loại levofloxacin ra khỏi cơ thể. Theo dõi điện tâm đồ vì khoảng cách QT kéo dài.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC

  • Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

  • Hãy chắc chắn rằng bạn uống nhiều nước mỗi ngày trong khi bạn đang dùng levofloxacin.

Phổ tác dụng

  • Vi khuẩn nhạy cảm in vitro và nhiễm khuẩn trong lâm sàng
  • Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Enterobacter cloacae, E. coli, H. influenza, H. parainfluenza, Klebsiella pneumonie, Legionalla pneumophila, moraxella catarralis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa.
  • Vi khuẩn khác: Chlamydia pneumoniae, Mycopasma pneumoniae.
  • Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilin (meti-S), Staphylococcus coagulase âm tính nhạy cảm methicilin, Streptococcus pneumoniae.
  • Vi khuẩn kỵ khí: Flusobacterium, peptostreptococcus, propionibacterium.
  • Các loại vi khuẩn nhạy cảm trung gian in vitro.
  • Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Enterococcus faecalis, Vi khuẩn kị khí: Bacteroid fragilis,prevotelle.Vi khuẩn ưa khí Gram dương:  Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus meti – R,Kháng chéo: In vitro, có kháng chéo giữa levofloxacin và các fluoroquinolon khác. Do cơ chế tác dụng, thường không có kháng chéo giữa levofloxacin và các họ kháng sinh khác.