Apo Haloperidol 5mg - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Apo Haloperidol 5mg

Tra cứu thông tin về thuốc Apo-Haloperidol 5mg trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Apo Haloperidol 5mg

Số đăng ký

VN-6422-08

Dạng bào chế

Viên nén

Quy cách đóng gói

Chai 100 viên; 1000 viên

Dạng thuốc và hàm lượng

  • Viên nén haloperidol 0,5 mg; 1 mg; 1,5 mg; 2 mg; 5 mg; 10 mg và 20 mg.
  • Ống tiêm 5 mg/ml (dung dịch 0,5%). Ống tiêm haloperidol decanoat 50 mg và 100 mg/ml (Tính theo base của muối haloperidol base). Ðây là dạng thuốc tác dụng kéo dài.
  • Dung dịch uống haloperidol loại 0,05% (40 giọt = 1 mg), loại 0,2% (10 giọt = 1 mg).

Điều kiện bảo quản

Kết hợp với chất ổn định benzyl alcol và vanilin có thể bảo vệ haloperidol chống lại sự phân hủy của ánh sáng.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

– Các biểu hiện tâm thần cấp & mãn kể cả tâm thần phân liệt & các cơn hưng cảm. ,– Hành vi gây hấn & kích động trong hội chứng não mãn tính & trì trệ tâm thần. ,– Hội chứng Gilles de la Tourette.

Chống chỉ định

Bệnh lý co giật, Parkinson. Quá mẫn với thuốc. Trẻ em, phu nữ có thai.

Liều dùng và cách dùng

– Khởi đầu: 1 – 2 mg x 2 – 3 lần/ngày, có thể tăng 30 – 40 mg/ngày. ,– Duy trì: 1 – 2 mg x 3 – 4 lần/ngày. ,– Trẻ em, người già, suy yếu: khởi đầu 0,5 – 1,5 mg.

Thận trọng

Sử dụng thận trọng với:

  • Trẻ em và thiếu niên (rất dễ gặp các tác dụng ngoại tháp)
  • Người suy tủy.
  • Người có u tế bào ưa crôm.
  • Người suy gan, thận, bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, bệnh về chức năng hô hấp, người có bệnh glôcôm góc đóng, đái tháo đường, bệnh nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt và người cao tuổi (dễ bị phản ứng phụ ngoại tháp hoặc/và hạ huyết áp thế đứng).
  • Haloperidol có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện những hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo và khả năng phối hợp động tác, thí dụ vận hành máy, lái xe...

Tương tác với các thuốc khác

Phần lớn các tương tác thuốc là hậu quả của tác dụng dược lý hiệp đồng và tương tác chuyển hóa. Vì cơ thể có sự dung nạp với nhiều tác dụng phụ, nên tương tác thuốc có lẽ quan trọng nhất trong giai đoạn sớm của điều trị kết hợp.

Phải thận trọng khi điều trị haloperidol đồng thời với các chất sau:

  • Rượu: Vì có thể xảy ra chứng nằm ngồi không yên và loạn trương lực sau khi dùng rượu ở những người bệnh đang uống thuốc an thần và vì rượu có thể hạ thấp ngưỡng kháng lại tác dụng phụ gây độc thần kinh.
  • Thuốc chống trầm cảm: Vì có thể có tác dụng dược lý hiệp đồng như tác dụng kháng muscarin hoặc hạ huyết áp, hoặc có tương tác dược động học, và sự ức chế lẫn nhau của những enzym gan liên quan đến chuyển hóa của cả thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Dùng đồng thời với haloperidol các thuốc chống trầm cảm có thể kéo dài và làm tăng tác dụng an thần, kháng acetylcholin của mỗi thuốc đó hoặc của haloperidol.
  • Lithi: Vì có thể gây độc đối với thần kinh hoặc triệu chứng ngoại tháp.
  • Carbamazepin, rifampicin: Vì các thuốc này gây cảm ứng enzym oxy hóa thuốc ở gan (cytochrom P450) và dẫn đến giảm nhiều nồng độ haloperidol trong huyết tương.
  • Methyldopa: Vì có thể làm hạ huyết áp một cách đáng kể; dùng đồng thời với haloperidol có thể gây tác dụng tâm thần không mong muốn như mất khả năng định hướng, chậm suy nghĩ.
  • Levodopa: Vì có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng rối loạn tâm thần và haloperidol có thể làm giảm tác dụng điều trị của levodopa.
  • Cocain: Người nghiện cocain có thể tăng nguy cơ phản ứng loạn trương lực cấp sau khi uống haloperidol.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Vì có thể gây ngủ gà và lú lẫn nặng.

Tác dụng phụ

Trầm cảm, lo âu, kích động, lú lẫn, choáng váng, làm nặng thêm triệu chứng tâm thần & co giật.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Sau khi uống, haloperidol được hấp thu từ 60 - 70% ở đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh đạt được sau khoảng 4 đến 6 giờ. Nửa đời của thuốc sau khi uống một liều là 24 giờ. Trạng thái cân bằng thường đạt được sau 1 tuần. Nồng độ thuốc trong huyết thanh biến đổi nhiều giữa các người bệnh. Haloperidol chuyển hóa chủ yếu qua cytocrom P450 của microsom gan, chủ yếu bằng cách khử ankyl oxy hóa; vì vậy có sự tương tác thuốc khi haloperidol được điều trị đồng thời với những thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế những enzym oxy hóa thuốc ở gan. Haloperidol bài tiết vào phân 20% và vào nước tiểu khoảng 33%. Chỉ có 1% thuốc được bài tiết qua thận ở dạng không bị chuyển hóa. Chất chuyển hóa không có tác dụng dược lý.

Dược lực

Haloperidol là thuốc an thần kinh thuộc nhóm butyrophenon. Nghiên cứu dược lý cho thấy haloperidol có cùng tác dụng trên hệ thần kinh trung ương như clopromazin và những dẫn chất phenothiazin khác, có tính đối kháng ở thụ thể dopamin nhưng tác dụng kháng dopamin này nói chung được tăng lên đáng kể bởi haloperidol. Tuy nhiên, tác dụng gây ngủ kém hơn so với clopromazin. Haloperidol có tác dụng chống nôn rất mạnh. Trong số những tác dụng trung ương khác, còn có tác dụng lên hệ ngoại tháp. Haloperidol có rất ít tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm; ở liều bình thường, không có tác dụng kháng adrenalin cũng như kháng cholin, vì cấu trúc của haloperidol gần giống như acid gamma - amino - butyric. Haloperidol không có tác dụng kháng histamin, nhưng có tác dụng mạnh giống papaverin trên cơ trơn. Chưa có báo cáo nào về phản ứng dị ứng. Ðiều trị thuốc trong thời gian dài không thấy gây chứng béo phì, chứng này là vấn đề nổi bật trong khi điều trị với phenothiazin. Người bệnh không bị an thần, do đó làm tăng khả năng thực hiện tâm lý liệu pháp.

Quá liều và cách xử trí

Biểu hiện quá liều: chuyển động bất thường, chậm lại, hay không kiểm soát được của bất kỳ phần nào trên cơ thể; cơ bắp cứng hoặc yếu; thở chậm lại; buồn ngủ; mất ý thức

Xử trí: Nếu mới uống quá liều haloperidol, nên rửa dạ dày và uống than hoạt. Người bệnh phải được điều trị tích cực triệu chứng và điều trị hỗ trợ.