Có rất nhiều người nói lời rất khó nghe, và họ luôn cho như vậy là tốt là nói lời thẳng thắn, nhưng bạn biết không nói ra những lời khiến người khác tổn thương hay bực mình thì thà không nói để giữ bạn bớt thù còn tốt hơn nhiều.
Sự tinh tế trong lời nói là rất quan trọng, ngay từ ngày xưa chưa có những bài học kỹ năng về giao tiếp thì ông bà ta đã có câu “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Một ví dụ về gia đình nọ có con thi chạy bộ nhưng không giành được giải.
Điều gì sẽ xảy ra với cảm xúc của con bạn nếu bạn nói thẳng với con rằng: “Con thật lười biếng! Cái gì cũng không làm hết là sao? Ba mẹ thật thất vọng về con”. Đứa trẻ sẽ rất khó chịu, buồn bực, và khi đó, thường là nó chẳng còn tâm trí nào mà nghe lời bạn nói. Vì sự bực tức đã choán hết chỗ trong não, giành quyền kiểm soát suy nghĩ chúng. Sẽ thế nào, nếu bạn tinh tế hơn: “Con cần chăm chỉ một chút! Con phải chăm chỉ hơn trước nhé!”?
Hay thay vì nói: “Sao con chậm như vậy?”, hãy nói: “Con cần nhanh hơn một chút nhé, con sẽ tiến bộ mau chóng thôi”.
Hãy tự hỏi bản thân mình: “Nếu người khác nói với mình câu này, thì mình có cảm thấy dễ chịu không? Còn cách diễn đạt nào tích cực hơn mà vẫn làm rõ vấn đề được không?”, thì bạn sẽ tìm ra được cách diễn đạt tốt hơn theo thời gian không ngừng trải nghiệm cuộc sống và học hỏi.
Truyện xưa có kể: Vua Cảnh Công nước Tề hay uống rượu, có khi say luôn mấy đêm ngày, xao lãng cả việc nước.
Huyền Chương can, nói: “Nhà vua uống rượu say sưa như thế, hạ thần xin can, nhà vua không nghe, hạ thần xin tự tận”.
Ngay lúc ấy Án Tử vào yết kiến vua. Vua bảo: “Huyền Chương can ta bỏ rượu, không thì y tự tận. Nếu ta mà nghe, thì ta hóa ra non, nếu ta không nghe, lỡ Huyền Chương chết thì cũng đáng tiếc”.
Án Tử nói: “May lắm! May mà Huyền Chương gặp được nhà vua, chớ như vua Kiệt, vua Trụ, thì chết mất rồi, còn đâu sống được đến bây giờ nữa!”.
Cảnh Công nghe nói, tỉnh ngộ, từ hôm đó không uống rượu nữa.
Giả như Án Tử thẳng thắn nói: “Quốc gia đại sự, ngài nên lấy làm trọng mà bỏ rượu đi”. Nếu mà ông ấy có thể nghe lời nói thẳng thế, thì chẳng đã nghe lời Huyền Chương ngay từ đầu rồi sao?
Tuy nhiên, bằng cách khuyến khích sự tích cực trong lòng Cảnh Công, gợi cho Cảnh Công nhìn thấy cái gương hai ông vua tàn bạo, độc ác Kiệt – Trụ vì say mê tửu sắc, bỏ cả chính sự đến nỗi mất nước, Án Tử đã đạt được mục đích khuyên giải của mình.
Vì vậy, nói lời thẳng thắn, thành thật để cho người khác nghe và hiểu cũng là một nghệ thuật tinh tế. Trước khi có ý định phê bình một ai đó, bạn hãy tự hỏi bản thân mình: “Nếu người khác nói với mình câu này, thì mình có cảm thấy dễ chịu không? Còn cách diễn đạt nào tích cực hơn mà vẫn làm rõ, giải quyết được vấn đề hay không?” thì đảm bảo sẽ có hiệu quả tốt nhất. Tủ Thuốc 24h luôn mong muốn mọi người sẽ chan hòa yêu thương nhau, nên hy vọng sẽ mang đến các bạn sự những câu chuyện, truyền tải ý nghĩa tốt đẹp đến mọi người, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu biết đặt vào vị nhau để suy nghĩ.
Chúc các bạn vui khỏe an nhiên.