Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít là gì? Cách khắc phục hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Sức Khỏe

Lý giải nguyên nhân kinh nguyệt phụ nữ ra ít và cách khắc phục

Hiện tượng kinh nguyệt ra ít xảy ra khiến nhiều chị em lo lắng về tình trạng sức khoẻ của mình, vậy nguyên nhân chủ yếu do đâu. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Kinh nguyệt ra ít được coi là một dạng rối loạn kinh nguyệt. Điều này xảy ra khá phổ biến đối với nữ giới bởi nhiều nguyên nhân như stress, căng thẳng, rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, đôi khi nó còn là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì thế, chị em không nên chủ quan nếu kinh nguyệt ra ít bất thường.

Định nghĩa về kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ra ít là tình trạng lượng máu kinh giảm đột ngột hoặc ít hơn so với tháng trước. Thông thường, chu kỳ của nữ giới kéo dài từ 28-35 ngày. Trong 3-7 ngày hành kinh, lượng máu chảy ra khoảng 60-80ml máu. Nếu lượng máu của đột ngột giảm xuống còn 20-30ml, tương đương 1-2 ngày tức là ra ít hơn 1/3 so với bình thường.

Hình ảnh minh hoạ kinh nguyệt ra ít
Hình ảnh minh hoạ kinh nguyệt ra ít

Không dễ gì có thể xác định lượng máu kinh chính xác từng đợt, chị em chỉ có thể dựa vào số ngày ra máu. Nếu trước đây số ngày “đèn đỏ” kéo dài 6-7 ngày nhưng hiện giảm xuống chỉ còn một nửa thì chị em nên lưu ý.

Kinh nguyệt ra ít là dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt hoặc cảnh báo về các bệnh phụ khoe. Nếu tình hình kéo dài trong nhiều tháng, chị em không nên chủ quan vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản sau này.

Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Mang thai ngoài tử cung

Thông thường khi mang thai, phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt. Đôi khi có trường hợp phụ nữ vẫn có kinh khi đang mang bầu nhưng số lượng rất ít. Và trường hợp mang thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu ra máu và nhiều chị em lầm tưởng đây là máu kinh.

Trường hợp rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng của sản phụ. Vì thế, nếu thấy có hiện tượng ra kinh ít khi đang mang bầu, thai phụ cần đến thăm khám bác sĩ để nhận chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. 

Cân nặng thay đổi tăng/giảm đột ngột

Kinh nguyệt ra ít sẽ dẫn đến cân nặng thất thường
Kinh nguyệt ra ít sẽ dẫn đến cân nặng thất thường

Cân nặng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữ. Việc tăng hay giảm cân có thể ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt dài hay ngắn hơn so vơi bình thường, cũng như lượng kinh ra nhiều hay ít hơn.  

  • Khi tăng cân, hormone trong cơ thể bị mất cân bằng do chất béo tích tụ quá nhiêuf;
  • Khi giảm cân, lượng hormone trong cơ thể cũng bị mất cân bằng do chế độ ăn kiêng, giảm calo khiến cơ thể bị căng thẳng. 

Theo các chuyên gia, để cơ thể duy trì hoạt động bình thường, protein, chất béo, carb, vitamin là những chất thiết yếu cần có. Vì vậy, xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục, kiểm soát cân nặng là điều cần làm để kinh nguyệt đều, không ra ít hay quá nhiều.

Do căng thẳng

Khi gặp các vấn đề về tâm lý như: stress, lo lắng, trầm cảm, sốc tâm lý... sẽ gây ra sự mất cân bằng nội tiết, cụ thể thay đổi lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. 

Đồng thời, căng thẳng quá mức về thể chất như tập thể dục quá sức, làm việc cường độ cao,… cũng có ảnh hưởng đến kinh nguyệt. 

Trường hợp này, chị em phụ nữ không cần quá lo lắng, khi cơ thể bình ổn được cảm xúc, tâm trạng thoải mái, kinh nguyệt sẽ trở về bình thường. 

Do bị bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp là tình trạng sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp do tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh này có thể ảnh hưởng xấu đối với cơ, huyết áp và tim mạch, đặc biệt là kinh nguyệt ra ít. 

Do đó, khi thấy kinh ra ít và bản thân có dấu hiệu: mệt mỏi, thường xuyên lo lắng, tiểu nhiều lần,… nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai

Sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết như: uống thuốc, dùng vòng tránh thai, miếng dán tránh thai,… có thể gây nên tác dụng phụ kinh nguyệt ra ít, đôi khi máu kinh còn trở nên tối sẫm và thậm chí mất kinh.  

Kinh nguyệt ra ít sẽ do sự can thiệp của các biện pháp tránh thai
Kinh nguyệt ra ít sẽ do sự can thiệp của các biện pháp tránh thai

Vì vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng các phương pháp tránh thai nội tiết. Trường hợp thấy các phương pháp không an toàn và phù hợp, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc sử dụng phương pháp tránh thai không chứa hormone để không làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt. 

Buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang là một bệnh lý khi buồng trứng sản sinh nhiều hormone sinh dục nam một cách bất thường. Nội tiết thay đổi dẫn theo kinh nguyệt cũng ảnh hưởng: chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt ra ít, thậm chí mất kinh. 

Ngoài ra, các dấu hiệu của buồng trứng đa nang còn bao gồm: da nhờn, nổi nhiều mụn, mọc nhiều lông, tăng cân bất thường,… Khi xuất hiện các dấu hiệu này cần thăm khám càng sớm càng tốt. 

Dấu hiệu tuổi mãn kinh

Kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh kéo dài... là dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu phụ nữ đang trong độ tuổi này, việc ra kinh ít là điều không có gì đáng lo ngại. 

Do hẹp cổ tử cung

Kinh nguyệt ra ít có thể là do hẹp cổ tử cung hoặc cổ tử cung đóng hoàn toàn. Nguyên nhân có thể đến từ thay đổi nồng độ estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc ảnh hưởng của các phẫu thuật cổ tử cung. 

Điều này dẫn tới máu kinh bị giữ lại trong tử cung, do tử cung hẹp nên chỉ có thể chảy ra rất chậm, đồng nghĩa kinh nguyệt ra ít.

Do tử cung có sẹo

Phẫu thuật nạo tử cung, nong tử cung... có thể để lại sẹo trên tử cung khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng, cụ thể là kinh ra ít.

Do mất nhiều máu trong và sau khi sinh

Cơ thể mất nhiều máu trong và sau khi sinh có thể dẫn tới kinh ra ít. Tuy trường hợp rất hiếm nhưng không loại trừ khả năng. Khi cơ thể mất máu sẽ dẫn tới thiếu oxy, ảnh hưởng hoạt động của tuyến yên, gây ra hội chứng Sheehan. Hội chứng này làm suy giảm quá trình sản xuất hormone, bao gồm cả hormone điều hòa kinh nguyệt.

Việc mất máu quá nhiều không những ảnh hưởng đến kinh nguyệt mà còn gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Vì thế, chị em phụ nữ cần thăm khám sớm để kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.

Triệu chứng kinh nguyệt ra ít

Có nhiều dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt đang có xu hướng ít dần
Có nhiều dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt đang có xu hướng ít dần

Để xác định bản thân có phải bị kinh ra ít không, có thể tham khảo một số dấu hiệu sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (trên 30 ngày)
  • Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần/ 1 tháng
  • Số ngày hành kinh ngắn chỉ 1-2 ngày
  • Lượng máu kinh ra rất ít, không đầy băng vệ sinh
  • Kinh nguyệt có thể kéo dài nhiều ngày nhưng lượng máu ra ít, rải rác
  • Máu kinh có màu trắng bất thường
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như: đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi,…

Cách điều trị kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ra ít không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của nữ giới mà có thể gây vô sinh – hiếm muộn. Vì thế, phòng tránh và điều trị kịp thời là điều hết sức cần làm, cụ thể:

  • Khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân, tình trạng và cách chữa tị bệnh hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tránh thay đổi thời gian biểu một cách đột ngột như thức quá khuya hoặc dậy quá sớm.
  • Ăn uống hợp lý, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, không để cân thay đổi, tăng hoặc giảm độtngột.
  • Sinh hoạt điều độ, không làm việc qua sức, cân bằng tâm lý, tránh căng thẳng
  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên, sạch sẽ và đúng cách.
  • Khám phụ khoa 6 tháng/1 lần để kịp phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường

Trên đây là những thông tin cần thiết cho chị em phụ nữ về tình trạng kinh nguyệt ra ít bất thường. Tùy từng nguyên nhân mà tình trạng này có thể coi là nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh hay không. Vì thế, duy trì tâm trạng thoải mái, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và khám bác sĩ thường xuyên là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân.