Rosiglitazone - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Rosiglitazone

Tra cứu thông tin về thuốc Rosiglitazone trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Rosiglitazone

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục để điều trị bệnh tiểu đường loại 2 ở những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc tiểu đường khác và không thể dùng pioglitazone (Actos). Rosiglitazone có thể được dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các loại thuốc trị đái tháo đường như metformin (Glucophage) hoặc sulfonylureas.

Chống chỉ định

Không dùng Rosiglitazone cho người có tiền sử mẫn cảm với thuốc, bệnh nhân suy tim độ IV và bệnh nhân tiểu đường loại 1.

Liều dùng và cách dùng

Dùng 1-2 lần/ ngày, không phụ thuộc vào bữa ăn. Liều khởi đầu 4mg. Liều hàng ngày trong khoảng 4-8mg kèm hoặc không kèm thuốc trị đái tháo đường khác. Không dùng liều >8mg/ ngày.

Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy tim sung huyết (CHF) độ I và II vì có nguy cơ gia tăng các sự cố tim mạch.

Tương tác với các thuốc khác

  • Các thuốc cảm ứng CYP2C8 như Rifampin làm giảm nồng độ Rosiglitazone trong máu. Vì vậy, sử dụng Rifampin có thể làm giảm hiệu quả của Rosiglitazone.
  • Các thuốc ức chế CYP2C8 như Gemfibrozil (Lopid) làm tăng nồng độ của Rosiglitazone trong máu, do đó, Gemfibrozil có thể làm tăng tác dụng phụ của Rosiglitazone.
  • Không nên kết hợp Rosiglitazone với nitrat [như isosorbide dinitrate (Isordil Titradose, Dilatrate-SR, Isochron)] vì làm tăng nguy cơ đau ngực và nhồi máu cơ tim.

Tác dụng phụ

Đau đầu, chảy nước mũi và các triệu chứng cảm lạnh khác, viêm họng, đau lưng, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu đậm màu, vàng da hoặc mắt, mờ mắt, mất thị lực, khó nhìn thấy màu sắc, khó nhìn thấy trong bóng tối, da nhợt nhạt, chóng mặt, sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc họng, khàn tiếng, khó nuốt hoặc khó thở, nổi mề đay, ngứa, sốt, rộp da. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và giảm cân nếu cần thiết.