Polyethylene glycol-electrolyte solution (PEG-ES) - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Polyethylene glycol-electrolyte solution (PEG-ES)

Thông tin cơ bản thuốc Polyethylene glycol-electrolyte solution (PEG-ES)

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong lọ sẵn có, đậy kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản dung dịch lỏng trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ. Nếu dùng thuốc bột, sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi trộn.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Làm sạch ruột trước khi nội soi, chụp X-quang cản quang ống tiêu hóa với Barium ở người lớn.

Chống chỉ định

Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiêu hóa( tắc ruột, dạ dày), thủng ruột, viêm đại tràng hoặc hội chứng phình đại tràng nhiễm độc (Toxic megacolon), bệnh nhândị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều dùng và cách dùng

Dạng bột: phải pha với nước trước khi sử dụng. Uống vào tối trước khi nội soi đại tràng.

Liều lượng: Hòa gói bột thuốc có chứa 227,1g polyethylene glycol (PEG) 3350; 21,5g natri sulfat (khan); 6,36g natri bicarbonate; 5,53g natri clorua và 2,82g vào nước để có dung dịch thuốc 4l. Uống với tốc độ 240ml mỗi 10 phút cho đến hết lượng thuốc. Ruột bắt đầu được làm rỗng sau 1 giờ uống thuốc. Tiếp tục uống cho tới khi đi tiêu chỉ có nước.

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với PEG-ES, bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của PEG-ES và các thuốc bạn đang hoặc dự định dùng. Không dùng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào khác trong quá trình điều trị với PEG-ES. Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác bằng đường uống, hãy uống chúng ít nhất 1 giờ trước khi bắt đầu điều trị với PEG-ES. Nói với bác sĩ nếu bạn bị tắc ruột, thủng niêm mạc dạ dày hoặc ruột, hội chứng phình đại tràng nhiễm độc (Toxic megacolon) hoặc các vấn đề khác với đường tiêu hóa; có hoặc đã từng có nhịp tim không đều, khoảng QT kéo dài, cơn đau tim, đau ngực, suy tim, to tim, động kinh, trào ngược axit, viêm ruột như viêm loét đại tràng, thiếu men G6PD, nồng độ natri, magiê, kali, canxi trong máu thấp, bất kỳ yếu tố nào làm tăng nguy cơ nghẹt thở hoặc hít thức ăn vào phổi, bệnh thận, bệnh phenylketonuria niệu (PKU).

Tương tác với các thuốc khác

  • Những thuốc có thể dẫn đến rối loạn nước và điện giải: Sử dụng thận trọng các thuốc này khi dùng PEG-ES vì làm tăng nguy cơ rối loạn nước và điện giải hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ như động kinh, loạn nhịp tim, QT kéo dài.
  • Thay đổi hấp thu thuốc: Các thuốc được uống trong vòng một giờ sau khi bắt đầu dùng PEG-ES có thể bị đào thải qua đường tiêu hóa và không được hấp thụ.
  • Thuốc nhuận tràng: Sử dụng đồng thời PEG-ES với các thuốc nhuận tràng có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc viêm đại tràng, thiếu máu cục bộ đường ruột. Tránh sử dụng đồng thời các thuốc nhuận tràng với PEG-ES.

Tác dụng phụ

  • Thuốc có thể gây rối loạn nước và điện giải, dẫn đến rối loạn nhịp tim, co giật và suy thận, loét niêm mạc đại tràng và thiếu máu cục bộđường ruột.
  • Buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, chuột rút, kích thích trực tràng, yếu ớt, ợ nóng, khát nước, đói, ớn lạnh, phát ban, nổi mề đay, ngứa, sưng mắt, mặt, miệng, môi, lưỡi, cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân, khó thở hoặc khó nuốt, nôn, hoa mắt, đau đầu, giảm tiểu tiện, nhịp tim không đều, co giật, chảy máu trực tràng. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Gọi cho bác sĩ nếu bạn quên liều hoặc không thể dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Bác sĩ sẽ cho bạn biết những gì bạn có thể ăn và uống trước, trong và sau khi điều trị với thuốc này. Thực hiện theo các hướng dẫn cẩn thận.