Osaphine C30 - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Osaphine C30

Thông tin cơ bản thuốc Osaphine C30

Số đăng ký

VD-22225-15

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 - Pharbaco

Dạng bào chế

viên

Quy cách đóng gói

Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần

Morphine

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Morphine được sử dụng để làm giảm các cơn đau, đau nhiều hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác như: đau sau chấn thương, đau sau phẫu thuật, đau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư. Cơn đau gan, đau thận (nhưng morphin có thể làm tăng co thắt). Ðau trong sản khoa. Phối hợp khi gây mê và tiền mê.

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Bị dị ứng với thuốc hoặc với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Suy hô hấp.
  • Triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên nhân.
  • Suy gan nặng. Chấn thương não hoặc tăng áp lực nội sọ.
  • Trạng thái co giật.
  • Nhiễm độc rượu cấp hoặc mê sảng rượu cấp.
  • Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
  • Ðang dùng các chất ức chế monoaminoxidase (IMAO).

Liều dùng và cách dùng

Morphine (đường uống) là thuốc dạng viên nén, viên nang, viên giải phóng kéo dài, thuốc dạng lỏng. Nang hoặc viên nén, nên nuốt không nhai. Liều uống trung bình là 1 nang hoặc 1 viên nén 10 mg. Morphin giải phóng nhanh có thể dùng ngày 4 lần, nhưng loại giải phóng chậm dùng ngày 2 lần, cứ 12 giờ một lần. Liều thay đổi tùy theo mức độ đau. Nếu đau nhiều hoặc đã quen thuốc, liều có thể tăng 30, 60, 100 mg hoặc phối hợp morphin với thuốc khác để được kết quả mong muốn. Ðối với người bệnh đã tiêm morphin, liều uống phải đủ cao để bù cho tác dụng giảm đau bị giảm đi khi uống. Liều có thể tăng 50 - 100%. Cần thay đổi liều theo từng người bệnh, do có khác nhau lớn giữa các cá thể.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không dùng nhiêu hơn hoặc ít hơn so vói quy định của bác sĩ. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc một cách cẩn thận, và hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ bất kỳ phần nào bạn không hiểu. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều morphine trong khi điều trị để kiểm soát cơn đau tốt nhất có thể. Nếu bạn cảm thấy cơn đau không được kiểm soát, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Không tự ý thay đổi liều thuốc hay tự ý ngừng thuốc.

Thận trọng

Morphin phải dùng với liều nhỏ nhất mà có tác dụng và càng ít thường xuyên nếu có thể, để tránh nghiện. Cho thuốc kéo dài sẽ gây nghiện. Ngừng thuốc đột ngột sau khi dùng thuốc một đợt lâu, sẽ xuất hiện hội chứng cai thuốc.

Thận trọng khu dùng thuốc với các trường hợp sau:

  • Người cao tuổi, người suy gan, suy thận, giảm năng tuyến giáp, suy thượng thận, sốc, người rối loạn tiết niệu - tiền liệt (nguy cơ bí đái), hen, tăng áp lực nội sọ (chấn thương đầu), bệnh nhược cơ.
  • Ðể giảm đau trong sản khoa, phải điều chỉnh liều để tránh ức chế hô hấp cho trẻ sơ sinh.

Tương tác với các thuốc khác

Cấm phối hợp với thuốc ức chế monoaminoxidase, vì nếu phối hợp có thể gây trụy tim mạch, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt, dẫn đến hôn mê và tử vong. Morphin chỉ được dùng sau khi đã ngừng thuốc ức chế monoaminoxidase ít nhất 15 ngày. Các chất vừa chủ vận vừa đối kháng morphin (như buprenorphin, nalbuphin, pentazocin) làm giảm tác dụng giảm đau của morphin do chẹn cạnh tranh với thụ thể. Rượu làm tăng tác dụng an thần của morphin. Các dẫn chất khác của morphin, các thuốc chống trầm cảm cấu trúc 3 vòng (amitriptylin, clomipramin), các kháng histamin H1 có tác dụng an thần, các barbiturat, benzodiazepin, thuốc liệt thần (neuroleptic), clonidin cùng dẫn chất, làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của morphin.

Tác dụng phụ

Morphine có thể gây ra tác dụng phụ như: hoa mắt, buồn ngủ, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, ăn mất ngon, giảm cân, khô miệng, ra mồ hôi, yếu đuối, đau đầu, lo lắng, căng thẳng, thay đổi tâm trạng, nhầm lẫn, dã đồng tử, các triệu chứng giống cúm, khó đi tiểu hoặc đau khi đi tiểu

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức: da tím tái, xanh xao, rối loạn nhịp tim, co giật, ngất xỉu, tức ngực, nổi mề đay, phát ban, ngứa, vướng cổ họng, khó nuốt, sưng tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân

Quá liều và cách xử trí

Trong trường hợp quá liều hãy gọi cho bác sĩ, hoặc nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, hãy gọi ngay trung tâm cấp cứu 115. Các dấu hiệu quá liều có thể bao gồm: thở không đều, buồn ngủ, mất kiểm soát ý thức, yếu cơ, đồng tử nhỏ, nhịp tim chậm, mờ mắt, buồn nôn, ngất xỉu.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần tới giờ uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đó và tiếp tục lịch trình dùng thuốc theo chỉ dẫn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Uống nhiều nước khi sử dụng thuốc này.