Monotrate SR 60 - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Monotrate SR 60

Tra cứu thông tin về thuốc Monotrate SR 60 trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Monotrate SR 60

Số đăng ký

VN-9864-10

Nhà sản xuất

Sun Pharmaceutical Industries Ltd.

Dạng bào chế

Viên nén phóng thích kéo dài

Quy cách đóng gói

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần

Isosorbide

Dạng thuốc và hàm lượng

60mg

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

  • Phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.
  • Ðiều trị suy tim sung huyết (phối hợp với các thuốc khác).

Chống chỉ định

  • Huyết áp thấp, trụy tim mạch.
  • Thiếu máu nặng.
  • Tăng áp lực nội sọ, glôcôm.
  • Nhồi máu cơ tim thất phải.
  • Hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim tắc nghẽn.
  • Viêm màng ngoài tim co thắt.

Liều dùng và cách dùng

Ðiều trị cơn đau thắt ngực: Ngậm dưới lưỡi hoặc nhai: 2,5 - 10 mg/lần; 2 - 3 giờ một lần cho đến hết cơn đau; có thể dùng dạng phun (spray) 1,25 mg/lần, phun 1 - 3 lần vào dưới lưỡi không hít, mỗi lần cách nhau 30 giây.

Phòng cơn đau thắt ngực: Uống: 10 - 20 mg/lần, 3 - 4 lần mỗi ngày, có thể dùng dạng giải phóng chậm 20 - 40 - 60 mg để giảm số lần uống.

Ðiều trị suy tim sung huyết: Ngậm dưới lưỡi hoặc nhai 5 - 10 mg, hoặc uống 10 - 20 mg/lần hoặc hơn, 3 - 4 lần mỗi ngày rồi giảm xuống liều duy trì, lúc này có thể dùng viên giải phóng chậm.

Người cao tuổi: Không có chỉ dẫn đặc biệt, tuy nhiên cần thận trọng, nhất là với người mẫn cảm với thuốc gây hạ huyết áp.

Trẻ em: Ðộ an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em chưa được xác định.

Thận trọng

Khi dùng thuốc, phải tăng liều từ từ để tránh nguy cơ hạ huyết áp thế đứng và đau đầu ở một số người bệnh; nên ngồi hoặc nằm sau khi dùng thuốc.

Khi dùng liều cao, không nên giảm thuốc đột ngột.

Tương tác với các thuốc khác

Các chế phẩm có chứa nitrat khi dùng với rượu sẽ làm tăng tác dụng giãn mạch và gây hạ huyết áp tư thế đứng nghiêm trọng.

Khi dùng thuốc cùng với disopyramid phosphat tác dụng chống tiết nước bọt của disopyramid cản trở sự hòa tan của viên ngậm isosorbid dinitrat.

Tác dụng phụ

Những ngày đầu điều trị thường có nhức đầu (25% người dùng), do tác dụng giãn mạch của thuốc. Triệu chứng này hết sau một tuần.

  • Thường gặp: Tim mạch: Giãn mạch ngoại vi làm da bừng đỏ nhất là ở ngực và mặt, giãn các mạch trong mắt dễ gây tăng tiết dịch và làm tăng nhãn áp, giãn các mạch trong não có thể gây tăng áp lực nội sọ và làm đau đầu; Hạ huyết áp thế đứng, choáng váng, chóng mặt hay xảy ra khi dùng thuốc cho những người bệnh có huyết áp thấp, người già.
  • Ít gặp: Ngoài da: Có thể có nổi ban, viêm da tróc vảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Hiếm gặp: Máu:Với liều cao hơn liều điều trị, có thể có methemoglobin máu do thuốc oxy hóa Fe++ của huyết cầu tố thành Fe+++ làm cho huyết sắc tố không vận chuyển được oxygen; Tiêu hóa: Buồn nôn.

Quá liều và cách xử trí

  • Triệu chứng: Thường gặp nhất khi dùng quá liều là hạ huyết áp, đau đầu như búa bổ, nhịp tim nhanh, đỏ bừng mặt. Khi liều quá cao có thể xảy ra methemoglobin huyết.
  • Cách xử trí: Ðiều trị hạ huyết áp cần để người bệnh ở tư thế nằm nâng cao 2 chân, có thể tiêm truyền dịch, điều trị chứng xanh tím do methemoglobin huyết bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm xanh methylen với liều 1 - 2 mg/kg thể trọng. Rửa dạ dày ngay lập tức nếu dùng thuốc qua đường uống.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Uống thuốc isosorbide khi dạ dày trống (ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn) với một ly nước đầy.