Glyburide và Metformin - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Glyburide và Metformin

Thông tin cơ bản thuốc Glyburide và Metformin

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Kiểm soát đường huyết ở người lớn bị bệnh tiểu đường loại 2.

Chống chỉ định

Chống chỉ định ở bệnh nhân có bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận, có nguy cơ trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp và nhiễm trùng huyết, bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Metformin hoặc Glyburide, bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa cấp hoặc mạn tính, bao gồm cả nhiễm toan xeton, có hoặc không kèm hôn mê. Bệnh nhân nhiễm toan xeton nên được điều trị bằng insulin.

Tạm ngừng thuốc ở bệnh nhân cần chụp X-quang nội mạch vì thuốc có thể dẫn đến sự thay đổi cấp tính chức năng thận.

Liều dùng và cách dùng

Liều cụ thể phải được cá nhân hóa dựa trên hiệu quả của thuốc và khả năng chịu đựng của từng bệnh nhân nhưng không vượt quá liều khuyến cáo hàng ngày là 20mg Glyburide / 2000mg Metformin, uống cùng bữa ăn. Nên bắt đầu ở liều thấp, sau đó tăng dần liều, để tránh hạ đường huyết đột ngột (phần lớn là do glyburide), hạn chế các tác dụng phụ đối với đường tiêu hóa (phần lớn là do metformin) và cho phép xác định liều tối thiểu có hiệu quả để kiểm soát đường huyết.

Liều Glyburide và Metformin ở bệnh nhân không có chế độ ăn và tập thể dục giúp kiểm soát mức đường huyết: Đề nghị khởi đầu liều: 1,25mg Glyburide/ 250mg Metformin x 1-2 lần/ ngày, uống cùng bữa ăn.

Liều Glyburide và Metformin ở bệnh nhân không kiểm soát được mức đường huyết khi dùng một loại Sulfonylurea và / hoặc Metformin trước đó: Đề nghị khởi đầu liều: 2,5mg Glyburide/ 500mg Metformin hoặc 5mg Glyburide/ 500mg Metformin x 2 lần/ ngày, uống cùng bữa ăn.

Liều Glyburide và Metformin ở bệnh nhân không kiểm soát được mức đường huyết khi dùng đơn độc Glyburide (hoặc sulfonylurea khác) hoặc Metformin: Liều khởi đầu khuyến cáo là 2,5mg Glyburide/ 500mg Metformin hoặc 5mg Glyburide/ 500mg Metformin x 2 lần/ ngày, uống cùng bữa sáng và bữa tối. Để tránh hạ đường huyết, liều khởi đầu của Glyburide và Metformin không được vượt quá liều hàng ngày của glyburide hoặc metformin trước đó. Liều dùng hàng ngày nên được chuẩn độ ở 5mg / 500mg tới liều tối đa 20mg/ 2000mg mỗi ngày.

Nếu bệnh nhân không kiểm soát được đầy đủ mức đường huyết khi dùng Glyburide và Metformin, một loại thuốc thiazolidinedione có thể được dùng để kết hợp điều trị. Khi kết hợp thiazolidinedione, liều dùng hiện tại của Glyburide và Metformin có thể được tiếp tục và liều thiazolidinedione khởi đầu được áp dụng ở liều khởi đầu khuyến cáo. Đối với bệnh nhân cần tăng cường kiểm soát đường huyết, liều dùng của các thiazolidinedione có thể được tăng lên dựa trên lịch trình chuẩn độ khuyến cáo.

Glyburide và Metformin không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Thận trọng khi lựa chọn liều ban đầu và liều duy trì của Glyburide và Metformin ở bệnh nhân cao tuổi, nên đánh giá chức năng thận trước khi quyết định hoặc điều chỉnh liều.

Thận trọng

Trước khi dùng Glyburide và Metformin, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với Glyburide, Metformin, bất kỳ thành phần nào trong viên glyburide và metformin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình có hay đã từng có bệnh thiếu men G6PD; rối loạn nội tiết tố liên quan đến tuyến thượng thận, tuyến yên, tuyến giáp; nhiễm toan chuyển hóa cấp tính hoặc mạn tính. Glyburide và Metformin có thể làm cho da bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Cần có kế hoạch để tránh tiếp xúc không cần thiết hoặc kéo dài với ánh sáng mặt trời và mặc quần áo bảo hộ, dùng kính mát, kem chống nắng. Nói với bác sĩ nếu bạn ăn ít hơn hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường vì điều này ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.

  • Người cao tuổi: Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần dựa trên việc theo dõi cẩn thận và đánh giá thường xuyên chức năng thận.

Tương tác với các thuốc khác

Tương tác giữa Glyburide và Metformin với các thuốc khác

Một số loại thuốc có xu hướng làm tăng đường huyết, dẫn đến mất kiểm soát đường huyết bao gồm thuốc lợi tiểu thiazide và các thuốc lợi tiểu khác, corticosteroid, phenothiazin, các thuốc tuyến giáp, estrogen, thuốc ngừa thai đường uống, phenytoin, a-xít nicotinic, thuốc kích thích thần kinh giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi và isoniazid. Nếu dùng kết hợp với các thuốc này, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ mức đường huyết.

Tương tác giữa Glyburide với các thuốc khác

Tác dụng hạ đường huyết của Glyburide có thể được tăng cường bởi một số loại thuốc, bao gồm cả các chất chống viêm không steroid và các thuốc có hàm lượng protein cao, chất salicylat, sulfonamid, chloramphenicol, probenecid, coumarin, thuốc ức chế monoamine oxidase, và thuốc chẹn beta-adrenergic. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ mức hạ đường huyết.

Ciprofloxacin, một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của glyburide.

Sử dụng đồng thời miconazole (đường uống) và thuốc hạ đường huyết (đường uống) dẫn đến hạ đường huyết nghiêm trọng.

Tương tác giữa Metformin với các thuốc khác

Furosemid làm tăng nồng độ tối đa Metformin trong huyết tương và trong máu, mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận của Metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.

Nifedipine làm tăng nồng độ tối đa Metformin trong huyết tương và trong máu và làm tăng lượng bài tiết trong nước tiểu.

Thuốc Cationic (ví dụ, amiloride, digoxin, morphin, procainamide, quinidine, quinine, ranitidine, triamteren, trimethoprim hoặc vancomycin) được thải trừ nhờ bài tiết qua ống thận có thể có khả năng tương tác với Metformin bằng cách cạnh tranh với những hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận.

Cimetidin làm tăng (60%) nồng độ đỉnh của Metformin trong huyết tương và máu toàn phần, tránh dùng phối hợp Metformin với Cimetidin.

Tác dụng phụ

Thuốc có thể làm thay đổi lượng đường trong máu, gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, hoa mắt, tức ngực, phát ban, vàng da hoặc mắt, phân có màu nhạt, nước tiểu đậm màu, đau ở phần trên bên phải của dạ dày, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, sốt, viêm họng, sưng mắt, mặt, môi, lưỡi hoặc họng, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, polyp tử cung ở nữ giới. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Quá liều và cách xử trí

Co giật, mất ý thức, mệt mỏi quá mức, yếu ớt, khó chịu, nôn, buồn nôn, đau bụng, giảm sự thèm ăn, thở sâu, thở nhanh, khó thở, hoa mắt, lâng lâng, nhịp tim bất thường, da đỏ ửng, đau cơ, thấy lạnh. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Trước khi bắt đầu dùng glyburide và metformin, hãy hỏi bác sĩ để biết phải làm gì nếu bạn quên một liều hoặc vô tình uống thêm một liều. Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Tuân thủ chế độ ăn và thể dục do bác sĩ đưa ra.