Bifecxim - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Bifecxim

Thông tin cơ bản thuốc Bifecxim

Số đăng ký

VD-15720-11

Thành phần

Codeine

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

  • Giảm đau từ mức độ nhẹ đến tương đối nặng.
  • Ho khan.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với codeine hoặc các thành phần khác của thuốc.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Suy hô hấp.
  • Bệnh hen phế quản cấp tính hoặc nặng, tăng thán huyết.
  • Bệnh nhân có hoặc nghi ngờ liệt ruột.

Liều dùng và cách dùng

Đau nhẹ và vừa

Đường uống

Người lớn: Liều thông thường là 15-60mg mỗi 4 giờ khi cần thiết để giảm đau. Liều tối đa trong 24 giờ là 360mg. Liều nên được chuẩn độ dựa trên phản ứng của từng bệnh nhân với liều ban đầu của họ. Liều sau đó có thể được điều chỉnh đến liều thấp nhất đáp ứng giảm đau.

Trẻ em 1 - 12 tuổi: 3mg/ kg/ ngày, chia làm 6 liều nhỏ.

Ngừng thuốc: Khi bệnh nhân không cần điều trị với codeine, liều nên được giảm từ từ để ngăn chặn các dấu hiệu và triệu chứng cai thuốc ở bệnh nhân phụ thuộc thể chất.

Tiêm bắp: 30 - 60mg mỗi 4 giờ nếu cần thiết.

Ho khan

10 - 20mg/ lần x 3 - 4 lần/ ngày (dùng dạng thuốc nước 15mg/ 5ml), không vượt quá 120mg/ ngày. Trẻ em 1 - 5 tuổi dùng mỗi lần 3mg, 3 - 4 lần/ ngày (dùng dạng thuốc nước 5mg/ 5ml), không vượt quá 12mg/ ngày, 5 - 12 tuổi dùng mỗi lần 5 - 10mg, chia 3 - 4 lần/ ngày, không vượt quá 60mg/ ngày.

Thận trọng

Trước khi dùng codeine, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với codeine, bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc codeine và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn đã từng bị thở chậm, có hoặc từng có bệnh hen suyễn hoặc liệt ruột, uống nhiều rượu, gần đây có phẫu thuật đường bụng hoặc đường tiết niệu, có hoặc từng có chấn thương đầu; khối u não; các yếu tố gây tăng áp lực nội sọ; co giật; bệnh tâm thần; bệnh phổi như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ngưng thở khi ngủ hoặc các vấn đề về hô hấp khác; phì đại tuyến tiền liệt; các vấn đề về tiết niệu; huyết áp thấp; bệnh Addison; dị ứng; bệnh tuyến giáp, tuyến tụy, ruột, túi mật, gan hoặc bệnh thận. Nếu bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng codeine. Thuốc có thể gây buồn ngủ. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc làm bất cứ việc gì đòi hỏi sự tỉnh táo cho đến khi ảnh hưởng này của thuốc chấm dứt. Tránh các đồ uống có cồn. Codeine có thể gây chóng mặt, choáng váng và ngất xỉu khi thay đổi đột ngột vị trí. Codeine có thể gây táo bón, cần có chế độ ăn uống thích hợp và sử dụng các loại thuốc khác để điều trị hoặc ngăn ngừa táo bón.

  • Bà mẹ cho con bú: Codeine được bài tiết vào sữa mẹ. Sử dụng codeine ở bà mẹ cho con bú có thể dẫn đến các phản ứng có hại nghiêm trọng, kể cả tử vong cho trẻ bú mẹ.
  • Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của codeine chưa được thiết lập ở bệnh nhi dưới 18 tuổi. .
  • Người cao tuổi: Codeine có thể gây nhầm lẫn và an thần quá mức ở người cao tuổi. Lựa chọn liều cho bệnh nhân cao tuổi cần thận trọng, thường bắt đầu từ mức thấp nhất của dãy liều.
  • Bệnh nhân suy thận, suy gan: Giảm liều.

Tương tác với các thuốc khác

  • Sử dụng đồng thời codeine với các opioid khác, thuốc kháng histamin, thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu hoặc các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (bao gồm cả thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc gây mê, thuốc chống nôn, phenothiazin, rượu) có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, gây suy hô hấp, hạ huyết áp, an thần sâu sắc, hoặc hôn mê. Sử dụng codeine sulfate thận trọng và ở liều lượng giảm ở bệnh nhân dùng các thuốc này.

    Thuốc giảm đau hỗn hợp chủ vận/ đối kháng opioid (pentazocine, nalbuphine và butorphanol): Không nên dùng các thuốc này cho bệnh nhân đã điều trị với chất chủ vận opioid như codeine vì có thể làm giảm tác dụng giảm đau của thuốc và làm tăng nguy cơ mắc triệu chứng cai thuốc.

    Thuốc kháng cholinergic: Thuốc kháng cholinergic hoặc các thuốc khác có hoạt tính kháng acetylcholin khi dùng đồng thời với thuốc giảm đau opioid bao gồm codeine có thể tăng nguy cơ bí tiểu và / hoặc táo bón nặng, dẫn đến liệt ruột.

    Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng các thuốc ức chế MAO hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng với codeine có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống trầm cảm hoặc codeine. Không nên sử dụng codeine cho bệnh nhân đang dùng hoặc ngừng thuốc IMAO trong vòng 14 ngày.

    Thuốc cảm ứng hoặc ức chế enzym cytochrome P450: Các thuốc này làm thay đổi tác dụng của codeine, do đó cần theo dõi tác dụng giảm đau của thuốc.

Tác dụng phụ

  • Hoa mắt, lâng lâng, đau đầu, buồn ngủ, thay đổi tâm trạng, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng, tiểu khó, buồn ngủ, nhầm lẫn, thở ồn, khó thở hoặc khó nuốt, nhịp tim bất thường, phát ban, ngứa, nổi mề đay, thay đổi tầm nhìn, co giật. Codeine có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
  • Codeine có thể gây suy hô hấp, tăng áp lực nội sọ,hạ huyết áp nặng, rối loạn nhu động ruột, viêm đường ruột tắc nghẽn, co thắt cơ vòng Oddi, giảm mật và dịch tụy.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Sau khi uống, nửa đời thải trừ là 2 - 4 giờ, tác dụng giảm ho xuất hiện trong vòng 1 - 2 giờ và có thể kéo dài 4 - 6 giờ. Codeine được chuyển hoá ở gan và thải trừ ở thận dưới dạng tự do hoặc kết hợp với a-xít glucuronic. Codeine hoặc sản phẩm chuyển hoá bài tiết qua phân rất ít. Codeine qua được nhau thai và một lượng nhỏ qua được hàng rào máu não.

Dược lực

Codein là methylmorphin, nhóm methyl thay thế vị trí của hydro ở nhóm hydroxyl liên kết với nhân thơm trong phân tử morphin, do vậy codein có tác dụng dược lý tương tự morphin, tức là có tác dụng giảm đau và giảm ho. Tuy nhiên codein được hấp thu tốt hơn ở dạng uống, ít gây táo bón và ít gây co thắt mật hơn so với morphin. Ở liều điều trị, ít gây ức chế hô hấp (60% thấp hơn so với morphin) và ít gây nghiện hơn morphin.

Codein có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa (tác dụng giảm đau của codein có thể là do sự biến đổi khoảng 10 % liều sử dụng thành morphin). Vì gây táo bón nhiều nếu sử dụng dài ngày, nên dùng codein kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid để tăng tác dụng giảm đau và giảm bớt táo bón.

Codein có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não; codein làm khô dịch tiết đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Codein không đủ hiệu lực để giảm ho nặng. Codein là thuốc trấn ho trong trường hợp ho khan làm mất ngủ.

Codein gây giảm nhu động ruột, vì vậy là một thuốc rất tốt trong điều trị ỉa chảy do bệnh thần kinh đái tháo đường. Không được chỉ định khi bị ỉa chảy cấp và ỉa chảy do nhiễm khuẩn.

Quá liều và cách xử trí

Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: khó thở, buồn ngủ quá mức, mất ý thức, mất trương lực cơ, da ẩm lạnh, ngất xỉu, hoa mắt, nhịp tim chậm. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Duy trì chế độ ăn uống bình thường, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.