Furosin - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Furosin

Tra cứu thông tin về thuốc Furosin trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Furosin

Số đăng ký

VN-9590-10

Nhà sản xuất

Công ty TNHH thương mại Thanh Danh

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Quy cách đóng gói

Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần

Furosemide

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp. Vứt bỏ dung dịch furosemide không sử dụng sau 60 ngày.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

Phù phổi cấp; phù do tim, gan, thận và các loại phù khác; tăng huyết áp khi có tổn thương thận; tăng calci huyết.

Chống chỉ định

Mẫn cảm với furosemid và với các dẫn chất sulfo- namid, ví dụ như sulfamid chữa đái tháo đường.

Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.

Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.

Liều dùng và cách dùng

Ðiều trị phù

Liều uống bắt đầu thường dùng là 40mg/ ngày. Ðiều chỉnh liều nếu thấy cần thiết tùy theo đáp ứng. Trường hợp phù nhẹ có thể dùng liều 20mg/ ngày hoặc 40mg cách nhật. Một vài trường hợp có thể tăng liều lên 80mg hoặc hơn nữa, chia làm 1-2 lần/ ngày. Trường hợp nặng, có thể phải dò liều tăng dần lên tới 600 mg/ngày. Trong trường hợp cấp cứu, hoặc khi không dùng được đường uống, có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 20 - 40mg hoặc cần thiết có thể cao hơn. Nếu liều lớn hơn 50mg thì nên tiêm truyền tĩnh mạch chậm. Ðể chữa phù phổi, liều tiêm tĩnh mạch chậm ban đầu là 40mg. Nếu đáp ứng chưa thoả đáng trong vòng một giờ, liều có thể tăng lên 80mg, tiêm tĩnh mạch chậm.

Với trẻ em liều thường dùng, đường uống là 1 - 3mg/ kg/ ngày, tới tối đa là 40mg/ ngày. Liều thường dùng, đường tiêm là 0,5 - 1,5mg/ kg / ngày, tới tối đa là 20mg/ ngày.

Ðiều trị tăng huyết áp

Furosemid không phải là thuốc chính để điều trị bệnh tăng huyết áp và có thể phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận.

Liều dùng đường uống là 40 - 80mg/ ngày, dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc hạ huyết áp khác.

Ðiều trị tăng canxi máu

120mg/ ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2-3 liều nhỏ.

Người cao tuổi: Có thể dễ nhạy cảm với tác dụng của thuốc hơn so với liều thường dùng ở người lớn.

Liệu pháp liều cao

Ðiều trị thiểu niệu - vô niệu trong suy thận cấp hoặc mãn, khi mức lọc của cầu thận dưới 20ml/ phút, lấy 250 mg furosemid pha loãng trong 250ml dịch truyền thích hợp, truyền trong một giờ. Nếu tác dụng lợi tiểu chưa đạt yêu cầu một giờ sau khi truyền xong liều có thể tăng lên 500 mg pha với số lượng dịch truyền phù hợp và thời gian truyền khoảng 2 giờ. Nếu tác dụng lợi tiểu chưa thoả đáng 1 giờ sau khi kết thúc lần thứ hai, thì cho liều thứ ba: 1g furosemid được truyền tiếp trong 4 giờ, tốc độ truyền không quá 4mg/ phút. Nếu liều tối đa 1 gam truyền tĩnh mạch không có tác dụng, người bệnh cần được lọc máu nhân tạo.

Có thể dùng nhắc lại liều đã có hiệu quả sau 24 giờ hoặc có thể tiếp tục bằng đường uống (500 mg uống tương đương với 250 mg tiêm truyền). Sau đó, liều phải được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của người bệnh.

Ðiều trị suy thận mạn, liều ban đầu là 250mg có thể dùng đường uống. Khi cần thiết có thể cứ 4 giờ lại thêm 250mg, tối đa là 1,5g/ 24 giờ, trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2g/ 24 giờ. Ðiều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của người bệnh. Tuy nhiên không dùng kéo dài. Trong khi dùng liệu pháp liều cao, nhất thiết phải kiểm tra theo dõi cân bằng nước - điện giải, và đặc biệt ở người bị sốc, phải theo dõi huyết áp và thể tích máu tuần hoàn để điều chỉnh, trước khi bắt đầu liệu pháp này. Liệu pháp liều cao này chống chỉ định trong suy thận do các thuốc gây độc cho thận hoặc gan, và trong suy thận kết hợp với hôn mê gan.

Thận trọng

Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.

Tương tác với các thuốc khác

Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng furosemid phối hợp với các thuốc sau:

Cephalothin, cephaloridin vì tăng độc tính cho thận.

Muối lithi làm tăng nồng độ lithi/ huyết, có thể gây độc. Nên tránh dùng nếu không theo dõi được lithi huyết chặt chẽ.

Aminoglycozid làm tăng độc tính cho tai và thận. Nên tránh.

Glycozid tim làm tăng độc tính do hạ K+ máu. Cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ.

Thuốc chống viêm không steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu.

Corticosteroid làm tăng thải K+.

Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy cơ gây tăng glucose huyết. Cần theo dõi và điều chỉnh liều.

Thuốc giãn cơ không khử cực làm tăng tác dụng giãn cơ.

Thuốc chống đông làm tăng tác dụng chống đông.

Cisplatin làm tăng độc tính thính giác. Nên tránh.

Các thuốc hạ huyết áp làm tăng tác dụng hạ huyết áp. Nếu phối hợp cần điều chỉnh liều.

Ðặc biệt khi phối hợp với thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin, huyết áp có thể giảm nặng.

Tác dụng phụ

  • Chuột rút cơ bắp, yếu ớt, hoa mắt, nhầm lẫn, khát nước, đau dạ dày, nôn, mờ mắt, đau đầu, bồn chồn, táo bón, cảm sốt, viêm họng, ù tai, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, mất thính giác, phát ban nặng kèm lột da, khó thở hoặc khó nuốt, giảm cân nhanh và quá mức. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
  • Furosemide là thuốc lợi tiểu mạnh, nếu dùng quá liều có thể dẫn đến thiểu niệu, cơ thể thiếu nước, mất cân bằng điện giải, gây rối loạn tiêu hóa, loạn nhịp tim, trụy tuần hoàn, hình thành huyết khối gây tắc mạch máu; suy giảm chức năng thận; tăng a-xít uric máu không triệu chứng. Cần giám sát y tế cẩn thận và liều phải được điều chỉnh theo nhu cầu của từng bệnh nhân

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Furosemid hấp thu tốt qua đường uống, tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh sau 1/2 giờ, đạt nồng độ tối đa sau 1 - 2 giờ và duy trì tác dụng từ 4 - 6 giờ. Tác dụng chống tăng huyết áp kéo dài hơn. Khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng của thuốc thể hiện sau khoảng 5 phút và kéo dài khoảng 2 giờ. Với người bệnh phù nặng, khả dụng sinh học của thuốc giảm, có thể do ảnh hưởng trực tiếp của việc giảm hấp thu đường tiêu hóa.

Sự hấp thu của furosemid có thể kéo dài và có thể giảm bởi thức ăn. Một phần ba lượng thuốc hấp thu được thải trừ qua thận, phần còn lại thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng không chuyển hóa, thuốc thải trừ hoàn toàn trong 24 giờ.

Furosemid qua được hàng rào nhau thai và vào trong sữa mẹ.

Dược lực

Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ thuộc liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henle, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai. Cơ chế tác dụng chủ yếu của furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+, K+, 2Cl - , ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước. Cũng có sự tăng đào thải Ca++ và Mg++. Tác dụng lợi tiểu của thuốc mạnh, do đó kéo theo tác dụng hạ huyết áp, nhưng thường yếu. Ở NGƯỜI bệnh phù phổi, furosemid gây tăng thể tích tĩnh mạch, do đó làm giảm huyết áp tiền gánh cho thất trái trước khi thấy rõ tác dụng lợi tiểu.

Quá liều và cách xử trí

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Có chế độ ăn ít natri hoặc muối thấp, bổ sung kali và các loại thực phẩm giàu kali (ví dụ, chuối, mận, nho khô, nước cam) vào chế độ ăn uống, kết hợp tập thể dục.