Thông tin cơ bản thuốc Fexotil 180
Số đăng ký
VN-15310-12
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Tân Phát
Dạng bào chế
Viên nén bao film-Fexofenadine 180mg
Quy cách đóng gói
Hộp 2 vỉ x 10 viên
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Fexotil 180
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa & nổi mề đay tự phát mãn tính: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, mắt ngứa đỏ, chảy nước mắt.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Liều dùng và cách dùng
Người lớn & trẻ >= 12 tuổi: ,– Viêm mũi dị ứng theo mùa 60 mg x 2 lần/ngày, có thể 120 mg hoặc 180 mg x 1 lần/ngày. ,– Mề đay tự phát mãn tính 60 mg x 2 lần/ngày hoặc 180 mg x 1 lần/ngày. ,– Suy thận: khởi đầu 60 mg x 1 lần/ngày.
Thận trọng
- Trước khi dùng fexofenadine, cho bác sĩ và dược sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với fexofenadine, bất kỳ loại thuốc hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc fexofenadine và các thuốc bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Nói với bác sĩ nếu bạn có hoặc đã từng có bệnh thận.
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của Fexofenadine chưa được thiết lập ở bệnh nhi dưới 6 tháng tuổi.
- Người cao tuổi: Fexofenadine được bài tiết đáng kể qua thận. Người già có nhiều khả năng bị suy thận, cần thận trọng trong việc lựa chọn liều và nên theo dõi chức năng thận.
- Suy thận: Giảm liều ở bệnh nhân suy thận.
Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc kháng a-xít chứa gel nhôm hay magiê làm giảm độ sinh khả dụng của fexofenadine. Các thuốc này nên dùng cách nhau 2 giờ.
- Dùng phối hợp fexofenadine với erythromycin hoặc ketoconazole làm tăng nồng độ fexofenadine trong huyết tương gấp 2-3 lần. Tuy nhiên, sự gia tăng này không đưa đến ảnh hưởng trên khoảng QT, và so sánh với các thuốc trên khi dùng riêng lẻ cũng không thấy tăng thêm bất cứ phản ứng phụ nào.
Tác dụng phụ
Nhức đầu, buồn ngủ, buồn nôn, choáng váng & mệt mỏi.
Quá liều và cách xử trí
Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm: hoa mắt, buồn ngủ, khô miệng. Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.