Thông tin cơ bản thuốc Lapatinib
Điều kiện bảo quản
Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.
Tác dụng thuốc Lapatinib
Chỉ định/Chống chỉ định
Chỉ định
Lapatinib được sử dụng kết hợp với capecitabine (Xeloda) để điều trị một số loại bệnh ung thư vú ở những người đã được điều trị bằng các thuốc hóa trị liệu khác.
Chống chỉ định
Chống chỉ định với phụ nữ có thai, bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Liều dùng và cách dùng
Lapatinib thường được dùng một lần một ngày, ít nhất 1 giờ trước hoặc 1 giờ sau bữa ăn. Hãy uống Lapatinib vào khoảng cùng thời gian mỗi ngày. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc của bạn một cách cẩn thận, và hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để giải thích bất kỳ phần nào bạn không hiểu.
Bác sĩ có thể tăng dần hoặc giảm liều của Lapatinib trong khi điều trị phụ thuộc vào đáp ứng của bạn với điều trị và bất kỳ tác dụng phụ nào có thể gặp.
Tiếp tục dùng Lapatinib ngay cả khi bạn cảm thấy tốt. Đừng ngưng dùng Lapatinib mà không nói chuyện với bác sĩ.
Thận trọng
- Lapatinib thường gây tiêu chảy, có thể nặng. Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị tiêu chảy trong khi dùng Lapatinib. Bác sĩ có thể cho bạn uống nhiều chất lỏng, thay đổi chế độ ăn của bạn, kê thuốc để kiểm soát tiêu chảy và ngăn ngừa mất nước. Gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây của tình trạng mất nước: khát nước, khô miệng và / hoặc da, giảm đi tiểu, đôi mắt trũng sâu hoặc nhịp tim nhanh.
Tương tác với các thuốc khác
- Nồng độ trong máu của Lapatinib có thể được tăng lên bằng nhiều loại thuốc (ví dụ, ketoconazole [Nizoral, Extina, Xolegel, Kuric]), có khả năng làm gia tăng tác dụng phụ của Lapatinib.
- Một số loại thuốc (ví dụ, carbamazepin [Tegretol, Tegretol XR, Equetro, Carbatrol, Epitol, Teril]) làm giảm nồng độ của Lapatinib trong máu, có thể làm giảm hiệu lực của Lapatinib.
- Lapatinib có thể làm tăng nồng độ trong máu của midazolam, digoxin (Lanoxin), và paclitaxol dẫn đến tác dụng phụ.
- Thực phẩm làm tăng nồng độ trong máu của Lapatinib. Vì vậy, Lapatinib cần dùng khi dạ dày rỗng, ít nhất là 1 giờ trước và sau khi ăn thực phẩm.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể xảy ra: buồn nôn; nôn; ợ nóng; lở loét trên môi, miệng, họng; ăn mất ngon; đỏ, đau, tê hoặc ngứa ran bàn tay và chân; da khô; đau ở cánh tay, chân, hoặc lưng; khó ngủ hoặc duy trì giấc ngủ
Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ những triệu chứng sau, hãy gọi cho bác sĩ của bạn ngay lập tức: khó thở; ho khan; ho ra máu hoặc chất nhầy màu hồng; nhịp tim nhanh, không đều, tim đập thình thịch; yếu đuối; sưng bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; phát ban
Quá liều và cách xử trí
Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm: tiêu chảy, nôn
Khác
NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Không ăn bưởi và uống nước ép bưởi khi dùng Lapatinib