Trẻ sơ sinh bị nẻ mặt và cách chữa trị mẹ cần chú ý
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Trẻ sơ sinh nẻ mặt và cách chữa trị mẹ cần chú ý

Trẻ sơ sinh vốn có làn da căng mịn, mềm mại nhưng rất nhạy cảm. Bạn cần phải biết những thông tin dưới đây khi trẻ sơ sinh bị nẻ mặt

Những ngày mùa đông hanh khô, da mặt sẽ rất dễ bị nứt nẻ do độ ẩm trong không khí thấp. Thế nên, hiện tượng trẻ sơ sinh bị nẻ mặt là điều các mẹ nên cẩn trọng. Vậy nên khi trẻ sơ sinh bị nẻ mặt, các chị em nên lưu tâm những thông tin sau đây:

Nguyên nhân khiến da bé bị nẻ

Trẻ sơ sinh bị nẻ mặt phải làm sao
Thời tiết là nguyên nhân chủ yếu làm da mặt bị nẻ

Trẻ sơ sinh có làn da căng mịn, mềm mại tuy nhiên nó lại rất mỏng và dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Không những vậy, cơ thể bé vẫn còn non nớt chưa đủ phát triển để chống lại những tác động. Cấu trúc làn da của bé cũng thế.

Nếu da của cơ thể trưởng thành có độ đàn hồi cao nhờ một hệ thống những sợi collagen thì da của trẻ cũng có độ đàn hồi ấy, tuy nhiên những sợi collagen này nhỏ hơn rất nhiều lần, chức năng chống chọi với mọi tổn hại cũng thấp hơn nhiều lần so với người lớn. Đặc biệt, da của trẻ chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn. 

Nẻ mặt có biểu hiện là da bị khô, sần sùi, ửng đỏ, ngứa và nếu gãi nhiều sẽ có thể chảy máu. Nó thường xảy ra chủ yếu vào mùa đông, lúc này thời tiết khá là khô hanh, đồng thời còn rét lạnh, điều kiện này làm cho làn da của bé bị khô, nứt nẻ và dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân khác như: 

  • Tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời nhiều.
  • Tiếp xúc với khói bụi nhiều.
  • Vệ sinh kém.
  • Dị ứng với các món ăn; với các thành phần có trong quần áo, bột giặt hoặc chất tẩy…
  • Di truyền.

Phòng ngừa nẻ da cho trẻ sơ sinh

Nếu mẹ chú ý chăm sóc làn da của bé thì việc phòng tránh hiện tượng nứt nẻ này hoàn toàn không khó. Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khô nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm nên được vệ sinh sạch sẽ. Cũng nên chú ý đến nước tắm của bé phải là nước ấm vừa phải. Không nên nhầm lẫn khi trời lạnh sẽ phải cần nước nóng, vì nước nóng sẽ làm da bé bị mất đi độ ẩm tự nhiên ở da rất cần thiết cho mùa khô

trẻ sơ sinh bị nẻ mặt bôi dầu dừa
Giữ ẩm da cho bé để tránh tình trạng nẻ da

Khi tắm cho bé không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô. Có thể pha vài hạt muối vào nước ấm, độ muối thật loãng vừa giúp da sạch sẽ vừa ngăn ngừa cho da của bé không bị nhiễm khuẩn côn trùng cắn đốt. Cần xem trọng việc bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da bằng cách ăn nhiều rau quả tươi.

Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, khi trẻ bị khô da, các bà mẹ cần sử dụng thêm những loại thuốc bôi chống khô da. Tuy nhiên chú ý chọn những loại thuốc không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh gây dị ứng cho da trẻ.

 trẻ sơ sinh bị nẻ da mặt
Phòng ngừa nẻ da cho bé bằng thuốc bôi

Như trên đã nói, mùa lạnh là mùa bé sẽ rất dễ bị hăm tã. Trời lạnh nên mẹ thường cho bé dùng tã cả ngày lẫn đêm để bé khỏi bị ướt lạnh, và cũng vì sợ lạnh mà mẹ không dám thay tã thường xuyên cho bé. Để phòng ngừa hăm tã, các bà mẹ nên nhớ dùng thuốc mỡ ngừa hăm bôi lên khắp vùng quấn tã và nhớ bôi thường xuyên trong mỗi lần thay tã. Ngoài ra, sau khoảng 4 tiếng nên thay tã cho bé 1 lần. Nếu bé bị hăm ở các nếp gấp như nách, cổ, kẽ tay chân, bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ để điều trị.

Chỉ với những điều chỉnh việc vệ sinh cho bé thì mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa và bảo vệ bé khỏi tác động của mùa hanh khô này rồi

Cách chữa trị nẻ da cho bé

Nếu ở bên trên đã đề cập những điều lưu ý để phòng ngừa nẻ da của bé, dưới đây sẽ là một số cách chữa nẻ bằng nguyên liệu tự nhiên cho trẻ sơ sinh nẻ mặt:

Dầu dừa

trẻ sơ sinh bị nẻ mặt bôi gì
Chữa nẻ da cho trẻ bằng dầu dừa 
  • Dầu dừa là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời cho bé. Để dưỡng ẩm da cho bé yêu một cách an toàn nhất, các mẹ nên cho thêm 1 vài giọt dầu dừa vào chậu nước tắm của bé. Dầu dừa sẽ giúp làn da bé yêu mịn màng hơn, tránh bị nứt nẻ.
  • Dầu dừa không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng hấp thụ vào da. Mỗi ngày mẹ chỉ cần chấm một ít dầu dừa vào bông rồi bôi nhẹ nhàng lên da bé, sau 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm

Mật ong

tre so sinh bi ne mat phai lam sao
Chữa nẻ mặt cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
  • Các mẹ hoàn toàn có thể chữa lành và phòng chống tình trạng da khô nẻ mùa đông cho con chỉ bằng mật ong. Vì mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bé trở nên khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.
  • Ngoài ra, mật ong cũng là một chất giữ ẩm tự nhiên giúp điều hòa độ ẩm trong làn da để chống lại tình trạng khô da. Bên cạnh đó nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của mật ong còn giúp làn da mịn màng và làm giảm ngứa do da khô nữa đấy.

Mật ong và bột yến mạch

trẻ sơ sinh bị nẻ mặt
Dùng mật ong và yến mạch cho trẻ khi bị nẻ mặt
  • Bạn có thể kết hợp 2-3 muỗng canh mật ong trộn với ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Thêm 2 muỗng canh nước hoa hồng và tiếp tục trộn đều. Lúc này, bạn nên lây lan hỗn hợp mật ong và bột yến mạch trên cả hai chân, 2 tay của bé nếu bé bị nẻ tay chân nhé. Đợi 10 phút và nhẹ nhàng chà chân tay của bạn rồi rửa lại bằng nước ấm.
  • Mẹ bé không nên sử dụng nước nóng để rửa cho con vì nó sẽ lấy đi lớp dầu bảo vệ làn da tự nhiên và khiến da bị khô, ngứa. Thấm cho con bằng khăn mềm để kết thúc quá trình chăm sóc da khô nẻ bằng cách này.

Sữa mẹ

  • Trong sữa mẹ có chứa nhiều chất kháng thể và vitamin rất tốt cho da bé, có tác dụng trị nẻ cực kỳ hiệu quả. Khi thấy làn da bé bị khô, mẹ hãy lau sạch mặt bằng nước ấm rồi vắt chút sữa mẹ vào cục bông gòn, xoa nhẹ nhàng lên má con, da bé sẽ dịu ngay vết nẻ và mềm mại trở lại. Mẹ nên bôi sữa mẹ lên mặt con từ 15-20 phút rồi lau sạch bằng khăn ấm.

Dầu olive

  • Dầu oliu là một trong những mẹo trị nẻ cho bé, giúp da dẻ bé mịn màng và mềm mại. Trước khi bôi dầu olive lên da bé mẹ chỉ cần ngâm trong nước nóng từ 3 đến 5 phút sau đó lấy một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay và xoa đều trên má bé, có thể xoa thêm ở tay, chân và những chỗ bị nứt nẻ nặng.
  • Các mẹ có thể lấy 1 thìa mật ong và 1 thìa dầu olive đem trộn lẫn rồi bôi lên má bé, massage nhẹ trên da bé từ 3 đến 5 phút, cách làm này giúp da bé mịn màng và mềm mại một cách nhanh chóng. Ngoài cách bôi lên mặt, mẹ cũng có thể dùng dầu ô liu để tắm cho con. Thoa một vài giọt dầu oliu trong nước tắm ấm 10 phút sẽ khiến con giảm nẻ da.
kem trị nẻ mặt cho trẻ sơ sinh
Chữa nẻ mặt bằng dầu oliu

Một số phương pháp dân gian chữa nẻ cho trẻ sơ sinh

  • Dùng lòng đỏ trứng gà: Luộc chín quả trứng gà, bóc lấy lòng đỏ, cho vào nồi, thêm ít nước, đun nhỏ lửa cho trứng nhuyễn, để nguội, bôi lên chỗ nẻ hai lần/ngày, sau ba bốn ngày sẽ khỏi. Để hiệu quả hơn, hằng ngày trước khi đi ngủ, ngâm chỗ nẻ vào nước ấm, sau đó dùng dầu cá bôi lên, mỗi tối một lần.
  • Là mồng tơi: Lấy lá mồng tơi non ở đầu nhánh, giã nát lấy nước cốt, thêm ít muối, thoa nhiều lần trước khi ngủ.

Trên đây là những cách trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị nẻ mặt, mong rằng các mẹ sẽ chú ý bảo vệ làn da cho em bé nhà mình mùa đông hanh khô nhé.

TuThuoc24h.net