Nguy hiểm của vi khuẩn whitmore và những cách phòng tránh mọi người cần biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Sức Khỏe

Nguy hiểm của vi khuẩn whitmore và những cách phòng tránh mọi người cần biết

Bệnh whitmore là căn bệnh không có khả năng lây lan thành dịch, nhưng một khi mắc bệnh, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng gây nên hậu quả khó lường

Whitmore, hay còn được gọi là Melioidosis, là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính bị gây nên bởi vi khuẩn Burkholderia pseudomallei thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 7 -11, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nên tình trạng nguy hiểm đối với bệnh nhân.

Lần đầu tiên Việt Nam xuất hiện căn bệnh lạ này là vào năm 1925 tại TP Hồ Chí Minh và lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới là vào năm 1911 được phát hiện bởi một nhà khoa học Alfred Whitmore, đó cũng là lý do vi khuẩn này được gọi là vi khuẩn Whitmore.

Vi khuẩn Whitmore có khả năng gây nên tử vong nếu không chữa trị kịp thời
Vi khuẩn Whitmore

Những khu vực dễ mắc bệnh Whitmore

Whitmore được xem là bênh vùng, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á và phía Bắc Australia, vị trí tâm điểm của bệnh chính là Đông Bắc Thái Lan ( tức gần miền Trung nước ta). Đây là một căn bệnh vô cùng hiếm, tỉ lệ mắc bênh ở Singapore được báo cáo là 13 người/ 1 triệu dân.

Nguyên nhân mắc bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore là bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguồn như: nguồn nước ô nhiễm, bùn đất
Những nguyên nhân gây nên bệnh Whitmore

Những nơi mà vi khuẩn Burkholderia pseudomallei ẩn náu và tìm cách gây nên nên ở người đó là:

  • Trong những thức ăn hoăc nước uống có nhiễm khuẩn
  • Đất, bụi bị nhiễm khuẩn và bị tiếp xúc với da qua những vết xước đi vào máu gây nên những nhiễm trùng hoặc áp xe hoặc nguy hiểm hơn dẫn đến hoại tử vùng da ở một số bộ phận cơ thể.

Những dấu hiệu khi không may mắc phải bệnh Whitmore

Bệnh whitmore gây nên tình trạng loét càng ngày nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời
Một trong những biểu hiện của bệnh Whitmore

- Dấu hiệu ban đầu của bệnh là đau, sưng và dần có dấu hiệu sốt. Sau một thời gian, có những vết loét và ngày càng rộng hơn

- Nếu tình trạng bệnh không phát hiện kịp thời, vi khuẩn sẽ có thể tấn công và gây nên tình trạng nhiễm trùng phổi gây nên các triệu chứng như: đau ngưc, ho…đồng thời kèm theo đó là tình trạng sốt, đau đầu và chán ăn.

- Ngoài ra, nếu vi khuẩn tấn công đường máu sẽ gây nên các triệu chứng nư đau đầu, khó thở, đau bụng và cả đau khớp

- Nếu ở mức nguy hiểm hơn, bệnh Whitmore sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, đau bụng, đau ngực, co giật và đau các cơ khớp.

Bệnh whitmore ở mức nghiêm trọng có những biểu hiện như sốt, đau bụng
Nếu không chữa trị kip thời, bệnh có thể gây nên tử vong

Vi khuẩn whitmore nguy hiểm như thế nào

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư, bệnh có tỉ lệ tự vong lên đến 50%, còn đối với PGS Huy nhấn mạnh : “ nếu nói về độc tính thì vi khuẩn gây nên bệnh Whitmore có độc tính cao hơn một số vi khuẩn khác…”, và những nguy hiểm sau:

Bệnh whitmore sẽ không gây ra dịch bệnh nhưng nếu không may mắc phải bệnh tình trạng bệnh sẽ rất nặng nề.

Bệnh không có khả năng lây từ người sang người, nhưng những người tiếp xúc trực tiếp với bùn đất cần đặc biệt quan tâm đến vến đề an toàn trong lao động.

Những đối tượng nào dễ mắc phải bênh nguy hiểm này

Bệnh Whitmore có khả năng gây nên đối với bất kì ai, ngay cả khi đang khoẻ mạnh, tuy nhiên những đối tượng sau đây có khả năng dễ mắc nhất, theo như các chuyên gia thì đó là:

  • Những người có hệ miễn dịch kém
  • Người có các bệnh liên quan như: ung thư, tiểu đường, viêm thận mạn, bệnh xơ gan, nghiện rượu, phổi, những người làm nghề nông, tiếp xúc trực tiếp với đất, nước, sông ở vùng bệnh và cả người nhiễm HIV.

Thời gian ủ bệnh

Từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người đến khi xuất hiện những triệu chứng có thể phát hiện là từ 1 – 21 ngày, tuy nhiên cũng có trường hợp bện không có những biểu hiện rõ rệt.

Cách phòng và chữa bệnh Whitmore kịp thời

Hiện này, bệnh Whitmore chưa có vacxin để phòng tránh nên mọi người cần chủ động chăm sóc sức khoẻ của mình bằng một số biện pháp như:

- Người bệnh đang sinh sống trong vùng bệnh có những biểu hiển trên nên đi đến cơ sở gần nhất để ngăn chặn bệnh, bởi bênh có thể gây nên tử vocó thể gây nên tử vong chỉ sau 48h nhập viện

- Giữ vệ sinh nhà phố sạch sẽ, 

- Vệ sinh thân thể và chăm sóc sức khoẻ thường xuyên

- Nếu thấy xuất hiện những vết trầy xước, cần phải xử lý vết thương khoa học, băng bó, che chắn cẩn thận, hạn chế để vết thương có khả năng tiếp xúc với các nguồn bênh

- Những người có hệ miễn dịch yếu, các bệnh mãn tính cần tránh tiếp xúc với bùn đất, nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường thiếu vệ sinh.

- Khử trùng dao, hoặc các dụng cụ nhà bếp khi đã tiếp xúc với thịt cá sống

- Uống sữa đã qua tiệt trùng nếu hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh

- Sử dụng thiết bị che chắn trong môi trường khói bụi, thiết bị phòng hộ lao động 

- Nên sớm đến các trung tâm để được tư vấn, chữa trị kịp thời tránh để trình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng sẽ rất khó chữa.

Với bài viết này, hi vọng rằng mọi người có thấy được mức độ nguy hiểm của vi khuẩn Whitmore gây nên, để từ đó có những biện pháp thích hợp để phòng trừ cũng như chăm sóc sức khoẻ của mình. Nếu có bất kì dấu hiệu nghi vấn nào, mọi người nên đến sớm các cơ sở y tế để có thể khắc phục tình trạng bệnh whitmore một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

TuThuoc24h.net