6 căn bệnh ‘trở chứng’ trong mùa giá rét và cách khắc phục
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Sức Khỏe

6 căn bệnh ‘trở chứng’ trong mùa giá rét và cách khắc phục

Có không ít người sợ mùa đông vì đó là mùa họ phải đối diện với những khó chịu, những cơn đau, tuy nhiên nếu biết chăm sóc tốt, ăn uống, vận động hợp lý thì có thể khắc phục được.

Có không ít người sợ mùa đông vì đó là mùa họ phải đối diện với những khó chịu, những cơn đau, tuy nhiên nếu biết chăm sóc tốt, ăn uống, vận động hợp lý thì có thể khắc phục được.

1. Bệnh da liễu

 

Đây có vẻ là biểu hiện rõ ràng và dễ nhìn thấy nhất ngay cả với những người bình thường da cũng trở nên khó chịu, vậy với những người mắc bệnh chàm tăng sừng, dị ứng, ngứa, mề đay, nứt nẻ, phát cước ngón tay ngón chân, thì bệnh sẽ bùng phát và nặng lên.

Biện pháp khắc phục: giữ ấm toàn thân, giữ ẩm cho da bằng các loại kem thích hợp, tránh tiếp xúc với hóa chất, nước rửa chén, xà phòng,.. tăng cường sử dụng các loại thực phẩm hoặc bổ sung bằng uống thuốc Vitamin, khoáng chất.

2. Bệnh dạ dày

Có phải bạn thấy điều này thật lạ khi dạ dày không tiếp xúc với không khí lạnh như da nhưng lại bị ảnh hưởng, có thể lý giải điều này như sau, khi nhiệt độ bên ngoài chênh lệch quá nhiều với 37 độ của cơ thể, máu và các hoạt động lưu thông chuyển ra ngoại vi để tạo ra năng lượng giữ ấm cơ thể, dồn về tim phổi. Việc này cũng có nghĩa là dạ dày nhận ít năng lượng hơn, khiến chúng làm việc chậm chạp hơn, nếu chúng ta ăn uống không hợp lý dễ gây ứ đọng, dẫn đến viêm loét dạ dày. Trong thời tiết lạnh nếu ăn xong và đi tắm ngay thì nguy cơ đột quỵ rất cao.

Biện pháp khắc phục: giữ ấm cơ thể, không tắm ngay sau khi ăn, không ăn các đồ cứng, có chất kích thích, đồ lạnh, cay, và những đồ nhiều chất béo.

3. Bệnh viêm xoang

Thời tiết lạnh làm cho hệ thống mao mạch ở mũi và xoang co mạnh, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi và tình trạng ứ đọng dịch tiết làm tăng tình trạng viêm xoang.

Biện pháp khắc phục: Dùng khẩu trang khi ra ngoài không khí lạnh, giữ ấm cơ thể, dinh dưỡng hợp lý, dù lạnh cũng đừng lười đánh răng và súc miệng bằng nước muối vào buổi tối.

4. Hen phế quản

Trời lạnh phế quản co thắt, hẹp đường thở, khó khăn khi thở. Vào các đợt lạnh, bệnh nhân thường tái phát các đợt viêm do nhiễm virut, vi khuẩn từ đường hô hấp, dễ suy hô hấp.

Biện pháp khắc phục: Giữ ấm cơ thể, luyện tập thể thao, tiêm vắc xin phòng cúm, tiêm vắc xin phế cầu, 5 năm 1 lần,... tiêm phòng bằng các loại vắc xin giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp.

5. Tăng huyết áp

Những người có tiền sử bệnh huyết áp là nguy cơ bị đột quỵ cao khi thời tiết lạnh, ngoài ra còn có nguy cơ xuất huyết não khi bị tăng huyết áp. Nguyên nhân nói một cách đơn giản là do nhiệt độ thấp khiến cho các mạch máu co lại.

Biện pháp khắc phục: uống thuốc hạ áp đều đặn, theo dõi huyết áp thường xuyên, giữ ấm cơ thể, không ra ngoài khi trời lạnh, vận động thể dục nên thực hiện vào buổi chiều, tránh ăn mặn.

6. Bệnh xương khớp

Trời lạnh làm cho những bệnh nhân đang mắc các bệnh xương khớp trở nên đau nhức khó chịu. Nguyên nhân là do trời lạnh các mạch máu co lại, cản trở quá trình lưu thông khí huyết ở các khớp xương, khiến dịch và chất dinh dưỡng đi nuôi các mô suy giảm, gân co rút, dịch khớp cô đặc.

Biện pháp khắc phục: giữ ấm cơ thể, ngâm chân trong nước ấm pha muối, hoặc vài lát gừng, giữ ấm các ngón tay ngón chân. Vận động hợp lý để máu tuần hoàn lưu thông. Uống nhiều nước.

Dù bạn có bệnh hay không thì tủ thuốc 24h muốn nhắc nhở bạn rằng nên uống nhiều nước vào mùa lạnh, nên uống nước ấm, mọi người thường nghĩ trời lạnh không đổ mồ hôi không cần uống nhiều nước, tuy nhiên, nhiệt độ thấp cơ thể phải tốn rất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể nên nước rất cần trong quá trình trao đổi chất, vì thế uống nước giúp hạn chế các bệnh vào mùa đông.

TuThuoc24h.net