Những tuyệt chiêu lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm nhất định bạn phải biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Dinh Dưỡng

Những tuyệt chiêu lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm nhất định bạn phải biết

Ngày nay, hiện trạng thực phẩm bẩn đang ngày càng tràn lan và phổ biến. Vì vậy, việc lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm vừa đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng đang là mối quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ.

Bạn là người thích nấu ăn? Bạn quan tâm đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn mình nấu? Bạn đã biết lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm đúng cách chưa? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc và gợi ý cho bạn “Những tuyệt chiêu lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm mà vẫn đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng nhiều nhất có thể”.
Ngày nay, hiện trạng thực phẩm bẩn đang ngày càng tràn lan và phổ biến. Vì vậy, việc lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm vừa đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như đảm bảo không bị hao hụt chất dinh dưỡng đang là mối quan tâm hàng đầu của các bà nội trợ. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin bổ ích trong việc lựa chọn, bảo quản, chế biến thực phẩm vừa ngon lại vừa đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết.

1.    Cách lựa chọn thực phẩm

Đây là công đoạn đầu tiên trong quy trình, tuy nhiên các bạn phải lựa chọn thật kỹ vì nếu nguồn nguyên vật liệu đầu vào không đảm bảo thì việc bảo quản, chế biến có tốt đến mấy thì vẫn không đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Lựa chọn thực phẩm phải chú ý tới tính tươi ngon (đối với thực phẩm tươi sống), đủ các thành phần dinh dưỡng (đối với các thực phẩm qua chế biến), đặc biệt chú ý đến tính an toàn, không nhiễm hóa chất, ít chất bảo quản, xuất xứ rõ ràng của thực phẩm. Với từng nhóm thực phẩm thì ta sẽ có những cách lựa chọn khác nhau:

  • Nhóm thịt: thịt lợn, thịt gà, thịt bò…: Thường dựa vào màu sắc (ví dụ thịt bò ngon có màu đỏ tươi, thịt lợn khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm), độ dẻo của miếng thịt, mùi thơm đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước.
  • Nhóm ngũ cốc nguyên hạt như: gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc, vừng…: Xem kỹ nhãn hiệu, thời gian sử dụng bao lâu, lựa hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên không bị biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt giòn, không vỡ vụn, ngửi mùi có mùi thơm đặc trưng.
  • Nhóm sữa và chế phẩm sữa như sữa tươi, sữa tiệt trùng, phomat…: cần chọn sản phẩm có ghi đầy đủ nhãn mác, hạn sử dụng. Sản phẩm có màu đặc trưng, không chuyển màu, vẫn giữ được mùi thơm của sữa.
  • Nhóm cá, hải sản: vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường. Mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi mà không phải màu tía. Cá tươi thì mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài. Chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản nên mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi .
  • Nhóm thực phẩm qua chế biến như giò, chả, thịt hun khói, đồ đông lạnh…: cần chọn sản phẩm có thương hiệu, cơ sở sản xuất uy tín, đầy đủ nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng.

2.    Cách bảo quản, sơ chế thực phẩm đúng

   a. Bảo quản thực phẩm:

Là những hoạt động xử lý thực phẩm nhằm mục đích duy trì chất lượng và hàm lượng chất dinh dưỡng được lâu hơn.  

  • Đối với nhóm tươi sống như rau, quả thì cần bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát.
  • Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh.
  • Đối với nhóm ngũ cốc cần bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phù hợp theo hướng dẫn bảo quản trên bao bì.
  • Đối với nhóm trứng, sữa thì nơi bảo quản ở những thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.

Dưới đây là nhiệt độ và thời hạn cần thiết để bảo quản một số loại thực phẩm khi bảo quản bằng phương pháp đông lạnh vì nếu như nhiệt độ không phù hợp thì có thể sẽ ức chế các enzym và làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm:

Thực phẩm Nhiệt độ bảo quản (oC) Thời gian lưu trữ sau khi mua
0-3 3 ngày
Cua, tôm, sò 0-3 2 ngày
Thịt các loại 0-3 3-5 ngày­
Thịt xay 0-3 2-3 ngày
Thịt đã được chế biến 0-3 2-3 tuần
Gia cầm 0-3 3 ngày
Nước trái cây 0-7 1-2 tuần
Sữa tươi 1-7 5-7 ngày
Kem 1-7 5-7 ngày
Phô mai 0-7 thường 1-3 tháng
0-7 8 tuần
Dầu mỡ 2-7 6 tháng
Bơ thực vật (margarine) 2-7 6 tháng
Thịt để ngăn lạnh 0-3 Không dùng khi quá hạn
Thức ăn thừa 0-3 3-5 ngày

Nguồn: trích từ tài liệu của Viện Quốc tế về Đồ ướp lạnh, 1986

       b. Sơ chế thực phẩm:

Sơ chế nguyên liệu là quá trình làm sạch, cắt thái, tẩm ướp, xay giã… biến nguyên liệu sang dạng bán thành phẩm để chuyển qua giai đoạn chế biến nhiệt. Đối với nhóm rau, nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan  vào trong nước. 
Đối với nhóm các loại quả thì nên rửa sạch, gọt vỏ nhưng đừng gọt quá sâu vì sẽ dễ làm mất các chất dinh dưỡng có nhiều ở ngay lớp vỏ.
Đối với nhóm thịt, cá tươi sống nên sơ chế bằng cách lấy ruột, những phần không cần thiết ra rồi sau đó rửa sạch dưới vòi nước, tránh ngâm lâu dưới nước vì sẽ dễ mất chất dinh dưỡng. 
Đối với nhóm rau, nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất hòa tan  vào trong nước. 
Lưu ý:  tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế.

3.    Cách chế biến thực phẩm

Đối với mỗi cách chế biến khác nhau thì khả năng giữ được các chất dinh dưỡng cũng khác nhau. Và các điều kiện như nhiệt độ, lượng nước,… cũng ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng của món ăn sau khi chế biến.

  • Đối với chất đạm (protein): các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 700C, tốt nhất là 1000C để nấu chín và diệt khuẩn, tuy nhiên không được nấu ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu.
  • Đối với chất béo (lipid): đun ở nhiệt độ cao nhưng hạn chế đun lâu vì các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Đặc biệt hạn chế sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.
  • Đối với nhóm vitamin: Về cơ bản, các vitamin bị tác động bởi nhiệt, còn các khoáng chất không bị tác động bởi nhiệt. Một số nghiên cứu cho thấy lượng vitamin mất do quá trình nấu nướng: vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%.
  • Đối với nhóm các khoáng chất (can xi, kali, magie,...) : dễ hòa tan vào nước khi chế biến. Vì vậy, để đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất thì các bạn nên ăn cả cái lẫn nước.      

Từ những kiến thức trên về dinh dưỡng sẽ giúp các bạn có thể chăm sóc gia đình mình tốt hơn. Không những chỉ dừng lại ở việc cung cấp các bữa ăn ngon không thôi mà chúng ta cần nên quan tâm nhiều hơn đến hàm lượng chất dinh dưỡng bên trong thức ăn vì hầu hết các bệnh cũng xuất phát từ việc thiếu chất dinh dưỡng mà ra. Hãy luôn cập nhật những kiến thức cần thiết để giúp những người thân yêu của mình có một sức khỏe tốt nhé!

TuThuoc24h.net