16 tác dụng của gạo lứt và cách nấu gạo lứt đúng cách không thể bỏ qua
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Dinh Dưỡng

16 tác dụng của gạo lứt và cách nấu gạo lứt đúng cách không thể bỏ qua

Gạo lứt là gì? Có thành phần dinh dưỡng như thế nào? Gạo lứt có những loại gì? Tác dụng tuyệt vời gì đối với sức khỏe? Hãy tham khảo ngay nhé!

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt (người miền Nam vẫn gọi là gọi lứt, nhưng người Bắc thường hay gọi là gạo lật) là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám, phần vỏ này rất giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là sinh tố và nguyên tố vi lượng.

Đây là thực phẩm quen thuộc của người miền Nam

Gạo lứt và gạo trắng chỉ khác nhau ở mức độ xay, nếu xay với lực mạnh hơn thì sẽ trở thành gạo trắng. Do nhu cầu mua bán trên thị trường, nên hạt gạo phải đảm bảo độ trắng, sáng, bóng, hạt phải bắt mắt nên khi chế biến gạo thường bị loại bỏ đi lớp vỏ lụa. Ở khu vực nông thôn, lớp vỏ lụa còn được mọi người gọi là cám gạo được tận dụng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc sử dụng loại mặt nạ dưỡng da cũng rất tốt. Chạy theo lợi nhuận nên nhiều nhà sản xuất đã gia tăng thêm chất bảo quản vào gạo trắng gây mất lòng tin và rất nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng gạo lứt vì các tác dụng của nó và độ an toàn của nó.

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt

Trong gạo lứt chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin B1, B2, B3, B6 cùng các axit như  paraaminobenzoic (PABA), pantothenic (vitamin B5), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, kali, natri selen, glutathion (GSH),...

Trong gạo lứt chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng đối với chúng ta
Trong gạo lứt chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng đối với chúng ta

Đối với gạo trắng qua quá trình xay giã chất dinh dưỡng mất đi rất nhiều, điển hình là 77% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi. 

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận định rằng, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. 

Các loại gạo lứt

Trong ẩm thực

Gạo lứt tẻ

Hình ảnh gạo lứt tẻ
Hình ảnh minh hoạ

Loại này là loại gạo được làm từ thóc tẻ, thường được tróc bỏ lớp trấu, còn lại chính là lớp cám gạo, phôi và nội nhũ. Đối với lớp nội nhũ chủ yếu chứa glucid để cung cấp năng lượng cho cơ thể, lớp cám và phôi chiếm phần lớn giá trị về mặt dinh dưỡng. Gạo lứt tẻ hiện đang là một trong các loại rất phổ biến hiện nay.

Gạo lứt nếp

Hình ảnh loại gạo lứt nếp
Hình ảnh minh hoạ

Gạo lứt nếp được làm từ gạo nếp, cách sản xuất cũng giống như gạo lứt tẻ, tức là bóc bỏ vỏ trấu. Bất kỳ loại gạo nếp nào (nếp cái hoa vàng, nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương) sau khi bỏ vỏ trấu đều được gọi chung là gạo lứt nếp. So với gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp dẻo và thơm hơn. Đây thường được sử dụng nhiều trong các món ăn, do đó khi hỏi gạo lứt có mấy loại, người ta không bao giờ bỏ qua loại này.

Theo đặc điểm

Gạo lứt đỏ

Hình ảnh loại gạo lứt đỏ
Hình ảnh minh hoạ

Đây là loại được làm từ loại gạo sạch, không sử dụng phân bón hóa học hay các loại thuốc bảo vệ thực vật. Gạo vừa xát xong, sẽ được đóng vào túi ép chân không phù hợp đối với những người ăn chay, ăn kiêng vì vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

Gạo lứt đen

hình ảnh gạo lứt đen
Hình ảnh minh hoạ

Đây là loại được làm từ giống gạo đen, được xem là một trong những thực phẩm vàng đối với sức khỏe. Loại gạo này có lượng đường thấp nhưng lại có rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật tốt cho sức khoẻ, giúp chống bệnh tim và ung thư. Tuy nhiên trên thực tế, việc sử dụng gạo lứt đen không thực sự phổ biến do số lượng không nhiều.

Tác dụng của gạo lứt

1. Hỗ trợ giảm cân

Chất xơ trong gạo lứt tạo có cảm giác mau no, giảm cảm giác đói và thèm ăn, giúp giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, khả năng chuyển hóa chất béo, giải độc ruột kết, tăng cường trao đổi chất, điều hòa glucose hỗ trợ quá trình giảm cân.

2. Tốt cho người bị bệnh đái tháo đường

Các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, crom, chất chống oxy hóa, các vitamin nhóm B,... có trong gạo lứt đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa glucose, giúp kiểm soát hàm lượng glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp hoocmon insulin, tốt cho người bị bệnh đái tháo đường đặc biệt tuyp 1 và tuyp 2.

3. Ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư

Tác dụng của gạo lứt có thể chữa ung thư
Tác dụng chữa ung thư

Gạo lứt chứa tocotrienol và polyphenol, đây là 2 chất có khả năng kiềm hãm sự phát triển của các tế bào có nguy cơ chuyển sang ung thư. Ăn hàng ngày giúp bổ sung IP6 và chất xơ, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, gan, ruột kết. Chất xơ sẽ giúp ngăn cản phát triển của khối u, estrogen trong đường ruột và không cho chúng tái hấp thu trong máu.

4. Tăng cường miễn dịch 

Sterolin và sterol là 2 chất có khả năng ngăn ngừa các loại bệnh, virus, tăng cường lợi khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cải thiện hệ miễn dịch.

5. Bảo vệ tế bảo khỏi sự xâm hại của các gốc tự do

Gạo lứt chứa hơn 120 chất chống oxy hóa như SOD, CoQ10, tocotrienol, axit alpha lipoic, lutein, selen, IP6,... Những chất chống oxy hóa này có vai trò giúp bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do.

6. Giảm cholesterol xấu

Gạo lứt chứa rất nhiều chất xơ, axit omega 3, IP6, carotenoid làm giảm cholesterol xấu, triglyceride, giúp hạn chế các bệnh về tim mạch, huyết áp, tai biến và đột quỵ.

7. Hỗ trợ giải độc gan

Gạo lứt có tác dụng hỗ trợ giải độc gan
Hỗ trợ giải độc gan

Các chất như phospholipid, inosiol và các vitamin B trong gạo lứt có tác dụng hỗ trợ quá trình giải độc gan, tái tạo tế bào gan và hỗ trợ điều trị xơ gan. Bên cạnh đó gamma oryzanol, tocotrienol các chất chống oxy hóa còn giúp gan tránh được các tác động xấu.

8. Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ luôn là một vị cứu tinh đó với hệ tiêu hóa và nó chứa rất nhiều trong gạo lứt, nhờ thế giúp cho đường ruột của bạn hoạt động tốt hơn rất nhiều.

9. Thực phẩm tốt cho mắt

Trong gạo lứt có chứa zeaxanthin và lutein rất tốt cho mắt, giảm rủi ro trong việc chuyển hóa hoàng điểm, giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, ngoài ra còn có omega 3, 6, 9; axit folic giúp mắt khỏe và sáng hơn.

10. Làm đẹp

Các vitamin nhóm E, B, CoQ10, biotin có trong gạo lứt giúp ngăn ngừa mụn trên da, giúp da sáng và mịn hơn.

12. Phù hợp với người cao huyết áp

Các vitamin nhóm B, E, tiền sinh tố A, các chất khoáng như sắt, kém, photpho, vôi, magie,... hỗ trợ rất nhiều trong việc ngăn ngừa cholesterol xấu, trung hòa được độc chất oxy hóa trong môi trường ô nhiễm, rất phù hợp cho người cao huyết áp, đặc biệt là gạo lứt muối mè (nhưng không được quá lạm dụng)

13. Chữa táo bón và đau dạ dày

Khắc phục bệnh táo bón và đau dạ dày bằng gạo lứt
Khắc phục bệnh táo bón và đau dạ dày

Như đề cập ở trên, trong gạo lứt có rất nhiều chất xơ, rất tốt để hỗ trợ chữa trị táo bón và đau dạ dày.

14. Giải độc cơ thể

Axit alpha lipoic trong gạo lứt có khả năng tinh lọc gan khỏi bị ngộ độc bởi các loại nấm độc, kim loại nặng và các bệnh liên quan đến oxygen.

15. Giảm loãng xương

IP6 và các vitam K giúp ngăn chặn quá trình kết tinh oxalate canxi trong tiết niệu, gạo lứt giàu canxi nên rất tốt trong điều trị loãng xương.

16. Điều trị nấm Candida

Người bị nấm Candida phải hạn chế các thực phẩm có hàm lượng cao nên gạo lứt là lựa chọn hoàn hảo để hỗ trợ.

Cách ăn gạo lứt đúng cách

1. Chọn loại gạo phù hợp

Hiểu rõ được chức năng của từng loại để có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bạn, nếu bạn muốn ăn chay, giảm cân, làm đẹp thì nên chọn gạo lứt đỏ, nếu bạn muốn giảm cholesterol xấu, các vấn đề tim mạch thì nên lựa chọn gạo lứt đen.

2. Nấu đúng cách

Nấu đúng cách sẽ giúp gạo lứt thêm ngon hơn
Nấu đúng cách sẽ giúp gạo lứt thêm ngon hơn

Gạo lứt rất cứng nên bạn phải ngâm từ 10 - 36 giờ tùy thuộc vào từng loại. Gạo sẽ mau chín, dễ tiêu và loại bỏ bớt độc tố bên ngoài lớp vỏ. Nấu với nhiều nước, thời gian nấu cũng dài hơn so với bình thường.

3. Sử dụng gạo lứt ở mức vừa phải

Gạo lứt có rất nhiều công dụng nhưng chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần nếu ăn lâu dài sẽ gây đau bụng và khó tiêu. Đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, thanh niên, phụ nữ mang thai cần bồi bổ sức khỏe thì không nên ăn thường xuyên sẽ gây ra trạng thái thiếu chất dinh dưỡng, vitamin.

4. Những thứ nên và không nên kết hợp với gạo lứt

Với những người lần đầu ăn thì nên ăn kết hợp với muối mè sẽ dễ ăn hơn. Không nên ăn gạo lứt đỏ rang lẫn muối, dễ gây khô da và táo bón.

Trên đây là những tác dụng của gạo lứt mang lại cho chúng ta. Hi vọng rằng, mọi người đã có được một lựa chọn mới cho bữa ăn hằng ngày của mình thêm nhiều dinh dưỡng.

TuThuoc24h