Nguyên nhân nước ối ít ở mẹ bầu và cách khắc phục tình trạng này
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Khắc phục tình trạng nước ối ít mẹ bầu giúp “con khỏe, mẹ vui”

Nước ối ít có thể do một số nguyên nhân như: thai nhi có vấn đề về hệ niệu, không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ...

Nước ối đóng vai trò quan trọng cho thai nhi, có chức năng tái tạo năng lượng, cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, bảo vệ bé tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và các cơn co tử cung. Tình trạng nước ối ít khiến các mẹ bầu cực kì lo lắng. Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

Vai trò của nước ối?

Nước ối là môi trường dưỡng chất ở thể lỏng, chứa trong buồng ối của thai phụ. Nước ối xuất hiện trong khoảng từ 12-28 ngày sau khi thụ thai, được hình thành từ ba nguồn chính là thai nhi, mang ối và máu mẹ. Đây là dung dịch bao bọc quanh thai nhi nhằm bảo vệ khỏi những tác động bên ngoài và cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bé khi con trong bụng mẹ. Cụ thể như sau:

  • Ở giai đoạn đầu của thai kì, nó giúp nuôi dưỡng phôi thai, cân bằng dịch nội và ngoại bào;
  • Trong quá trình thai lớn dần, nước ối có tác dụng bảo vệ thai khỏi những va đập, sang chấn, nhiễm trùng, giúp thai phát triển hài hòa, cân bằng, bình chỉnh ngôi thai;
  • Ở giai đoạn chuyển dạ, nước ối giúp cổ tử cung của người mẹ mở tốt, chất bôi trơn âm đạo có trong nước ôi giúp thai nhi ra đời dễ dàng hơn.
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi
Nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi

 

Thế nào là chỉ số nước ối bình thường?

Ở điều kiện sức khỏe thai phụ bình thường, thể tích nước ối khi thai được 10 tuần là khoảng 30ml, khi thai 34-36 tuần là khoảng 1000ml, khi thai 40 tuần thì giảm còn 800ml. 

Khi chỉ số ối đo được trong 4 khoang ối là dưới 5cm trong 3 tháng cuối kì được gọi là thiếu ối hoặc nước ối ít. Ngày nay với phương pháp siêu âm, bác sĩ hoàn toàn có thể xác định được tình trạng nước ối một cách dễ dàng.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu ối

Một số nguyên nhân điển hình dẫn đến bà bầu thiếu nước ối là:

  • Do rỉ ối kéo dài mà không kịp thời phát hiện
  • Mẹ bầu mắc các biến chứng như cao huyết áp, bệnh tiểu đường thai kì, tiêu chảy, tiền sản giật,… ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi
  • Nhau thai gặp vấn đề, không cung cấp dủ máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi thì bé sẽ giảm khả năng bài tiết nước tiểu.
  • Thai nhi có vấn đề về hệ niệu, không duy trì cơ chế nuốt nước ối – đi tiểu bình thường, làm quá trình tái tạo nước ối bị gián đoạn.
  • Thai quá ngày, thai già tháng khiến lượng nước ối bị hao hụt.
  • Thai phụ đang sử dụng thuốc tân dược liều cao để trị bệnh, hoặc các thuốc ức chế men chuyển, ức chế tổng hợp Prostaglandin…
  • Mẹ bầu uống ít nước hoặc không cung cấp đầy đủ chất dinh đưỡng cần thiết trong quá trình mang thai cũng cố thể dẫn đến tình trạng thiếu ối.

Dấu hiệu nhận biết thiếu ối

5 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp mẹ bầu cảm nhận được tình trạng thiếu ối, sắp cạn ối của bản thân để có thể kịp thời kiểm tra và điều trị:

Vòng bụng to chậm

Thông thường vòng bụng sẽ tăng theo sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu cảm thấy vòng bụng tăng chậm hoặc nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cần có của thời gian mang thai, đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu có thể đang gặp tình trạng thiếu ối.

Vòng bụng to chậm là một trong những dấu hiệu của thiếu ối
Vòng bụng to chậm là một trong những dấu hiệu của thiếu ối

Đi tiểu ít hơn hoặc hay khát nước

Do sự thay đổi của nội tiết tố, tăng nhanh lượng máu đến thận, khiến bàng quang nhanh đầy và tăng việc đi tiểu tiện của mẹ bầu. Hơn nữa khi thai nhi càng lớn càng gây chèn ép các bàng quang khiến mẹ có cảm giác buồn tiểu. Khi nước ối bị cạn, quá trình lọc và thay ối có thể bị gián đoạn, mẹ ít đi tiểu hơn nhưng vẫn luôn cảm thấy khát.

Thai nhi đạp mạnh, mỗi lần đạp đều cảm thấy đau

Khi bạn cảm thấy rõ ràng cảm giác đâu e ẩm và khó chịu khi bị con đạp thì không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là dấu hiệu bạn bị thiếu ối. Khi nước ối, mỏng ối cũng sẽ mỏng đi, thành tử cung sẽ bị tác động trực tiếp mỗi khi con đạp. Nếu mẹ nghe thấy tiếng đạp mạnh, mẹ đau bụng dữ dội, nghĩa là mẹ đang cảm nhận con đang ở ngay sát bụng do thiếu nước ối trầm trọng.

Hơi thở của mẹ có mùi

Theo các nghiên cứu, tình trạng thiếu ối có liên quan đến mùi của hơi thở. Nếu một ngày mẹ cảm thấy hơi thở của mình có mùi khác lạ, khó chịu thì chứng tỏ nước ối đang bị đục. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp thai chết lưu vài ngày khiến thai bị phân hủy mà không được phát hiện, hơi thở của mẹ cũng sẽ có mùi rất khó chịu.

Chỉ số AFI

Bên cạnh những dấu hiệu bên ngoài, mẹ cũng có thể nhận biết tình trạng thiếu ối qua các chỉ số siêu âm. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ rõ cho mẹ tình trạng thiếu ối của mình đang ở mức độ nào:

  • AFI đo được < 3 cm: Vô ối
  • AFI đo được 3 – 5 cm: Thiểu ối nặng
  • AFI đo được 5 – 7 cm: Thiểu ối trung bình

Tác hại của thiếu nước ối

Việc đánh giá tình trạng thiếu ối liên quan mật thiết tới tiên lượng sức khỏa của thai nhi, gây ra một số tác động xấu lên thai nhi như tăng tỉ lệ sảy thai, thai chết lưu hoặc để non ở bà bầu. Tính nghiêm trọng của sự việc như sau: Nếu thiếu ối ở 3 tháng đầu sẽ có nguy cơ sảy thai lên đến 65-80%; thiếu ối ở giai đoạn 3 tháng giữa thì thai nhi có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao; thiếu ôi trong giai đoạn 3 tháng cuối sẽ tăng khả năng thai nhi bị suy dinh dưỡng và mẹ bị các bệnh lý kèm theo.

Như ta đã tìm hiểu trước đó, nước ối đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Việc thiếu ối đồng nghĩa với việc thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, không được bảo vệ chống va chạm, tác động bên ngoài và ảnh hưởng để sự phát triển khỏe mạnh của bé sau khi chào đời. Đồng thời, nước ối còn giúp giảm đau đớn, tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh nở của mẹ bầu. Thiếu ối dễ khiến việc sinh đẻ (thai ngược đầu) gặp khó khăn.

Các cách kết hợp với bác sĩ trong điều trị thiếu ối

Thiếu ối xảy ra trong 3 tháng đầu

Trường hợp thai kì chưa đủ tháng, nếu việc thiếu nước ối không kèm theo dị dạng bẩm sinh ở cơ quan tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh thì có thể do suy hoặc tắc một phần tuần hoàn tử cung - nhau thai.

Trường hợp này không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Phương pháp tối ưu lúc này là cố gắng giữ thai phát triển trên 35 tuần, bằng cách khuyên sản phụ nằm nghiêng bên trái, kiểm soát các bệnh lý đi kèm nếu có và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cải thiện tuần hoàn tử cung - nhau thai.

Trường hợp thiếu ối trung bình và nặng thì thai nhi có khả năng bệnh lý cao. Lúc này cần xác định nguyên nhân thiếu ối và lựa chọn chấm dứt thai kỳ nếu như nguyên nhân là từ mẹ hoặc phôi thai, sau đó điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý của người mẹ.

Thiếu ối ở 3 tháng giữa

Khi đã xác định thai đủ tháng và biểu hiện thiểu ối thì cần được theo dõi monitoring. Nếu khi không làm test đả kích hoặc trong khi làm test đả kích có xuất hiện tim thai chậm hay Dip biến đổi thì cần chỉ định mổ lấy thai để chấm dứt thai kỳ.

Nếu làm test đả kích mà nhịp tim thai vẫn trong giới hạn bình thường thì cần đánh giá thêm chỉ số Bishop để có chỉ định khởi phát chuyển dạ.

Thiếu ối ở 3 tháng cuối (trong chuyển dạ)

Thai phụ cần nằm nghỉ, uống trung bình 3 lít nước mỗi ngày hoặc cần nhập viện để truyền dịch nhằm làm tăng lưu lượng máu đến tử cung. Thai phụ cũng cần thực hiện đều đặn đo chỉ số nước ối từ 1-2 lần/tuần cho tới khi sinh và sẽ chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần tuổi, hoặc khi xét nghiệm cho thấy sức khỏe thai nhi không đảm bảo.

Những lưu ý cho mẹ bầu trong chế độ sinh hoạt để giảm nguy cơ thiếu ối

Uống thật nhiều nước lọc ấm hằng ngày: Nước là thành phần chính để hình thành nước ối, chính vì vậy mẹ bầu phải siêng uống nước mỗi ngày. Cho dù ngại đến đâu cũng hãy uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày. Nếu sợ quên thì mẹ có thể đóng nước vào chai, đặt cho mình mục tiêu làm sao uống hết được chai đấy. Mẹ bầu ưu tiên nên uống nước hơi ấm sẽ tốt hơn cho cơ thể nha. Đặc biệt, các mẹ chú ý uống 1 cốc nước ấm trước khi đi tắm, sau khi đi bộ về, sau khi đi tiểu tiện, trước khi đi ngủ (nếu không uống sữa) để bù vô lượng nước đã mất của cơ thể.

Uống nước dừa: Nếu uống nước lọc tạo cảm giác ngán và không có mấy tác dụng, các mẹ có thể chon nước dừa, vừa giúp tăng cường nước ối lại còn lọc sạch ối nữa. Nước dừa được biết là loại thức uống rất giàu khoáng chất tốt cho cơ thể. Do vậy, uống nước dừa không chỉ cần thiết cho ối mà còn tốt cho sức khỏe hai mẹ con, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, mẹ không nên uống nhiều nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ và ban đêm (vì nước dừa chứa chất điện giải dễ làm mẹ bị choáng, run rẩy tay chân, lạnh bụng...). 

Nước dừa chứa nhiều khoáng chất rất có lợi cho bà bầu
Nước dừa chứa nhiều khoáng chất rất có lợi cho bà bầu


Uống các loại sữa hạt: Sữa hạt không những bổ dưỡng, an toàn mà còn tăng ối hiệu quả. Thai phụ có thể dùng đậu nành, đậu xanh, đậu đen, gạo... đun, xay lấy nước, cho thêm chút đường sữa để uống hằng ngày (tuyệt không uống ngọt quá, tránh tăng lượng đường trong thời kì mang thai nha). Ngoài ra, các mẹ cũng có thể đổi cách chế biến như rang lên rồi đun nước uống thay nước lọc. 

Uống sữa tươi không đường: Nếu không có nhiều thời gian để làm sữa hạt, mẹ có thể thay thế bằng việc tăng cường uống sữa tươi không đường. Rất nhiều mẹ thử cách này thì thấy lượng ối tăng lên đáng kể, bên cạnh đó thai nhi cũng tăng cân nhanh nữa đấy.

Ăn hoặc uống nước ép của các loại trái cây mọng nước: Mẹ hãy tăng cường ăn, uống nước ép của các loại trái cây mọng nước, nhiều vitamin như: cam sành, chanh, bưởi, quýt, nho, dâu, dưa các loại, cà chua... Nước ối sẽ tăng nhanh chóng mà cơ thể lại khỏe khoắn, tươi trẻ cực kỳ.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Các mẹ nên ăn nhiều rau củ quả có chứa nhiều nước. Siêng ăn các món canh, nộm salad, dưa chuột... Điều này vừa giúp mẹ bầu tránh táo bón mà còn cung cấp một lượng lớn nước để hình thành nước ối và chống mất nước cho cơ thể.

Uống thêm nước mía, nước lá vối, nước luộc rau củ (bí đao, bí đỏ, khoai lang...): Mẹ cứ thay đổi các loại nước để đỡ ngán và uống càng nhiều càng tốt. Tất cả những loại nước này đều lành tính nên uống trong thời gian dài cũng không sao cả. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý rằng những loại nước nào quá ngọt, nhiều đường thì nên uống có điều độ vì chúng dễ khiến mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

Uống nước điện giải, truyền nước biển: Đây là phương pháp nhanh chóng và trực tiếp nhằm tăng lượng nước ối ở bà bầu, được bác sĩ khuyên dùng cho các mẹ thiếu ối trầm trọng. Các mẹ có thể mua gói bột điện giải về pha nước uống hoặc đi truyền nước biển, vitamin cho cơ thể.

Thường xuyên vận động: Với bà bầu ít nước ối, tập yoga, đi bộ,… sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu trong tử cung (vận động ở mức độ vừa phải, nhẹ nhàng). Ngoài ra, tư thế ngồi nằm phải đúng cách, nghiêng về bên trái, tránh nằm ngửa, nằm sấp, để tạo cảm giác thoải mái, dễ thở cho cả mẹ lẫn con.

Tóm lại, trước khi mang thai, thai phụ nên phát triển và điều trị dứt điểm các bệnh lý, trong quá trình mang thai cần đảm bảo chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ phù hợp và khám bác sĩ định kì để phát hiện sớm những bất thường của thai kì, bao gồm cả nước ối ít để xử lý kịp thời. Chúc cho các thai phụ đều “mẹ tròn con vuông”.

Tuthuoc24h