Nhóm máu hiếm là nhóm máu nào? Phải làm gì khi mang nhóm máu hiếm
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Sức Khỏe

Những điều cần biết về nhóm máu hiếm để bảo vệ bản thân và cứu người

Bạn có biết nhóm máu nào là nhóm máu hiếm nhất thế giới? Nhóm máu này có ý nghĩa như thế nào? Liệu bạn có thuộc vào những người có nhóm máu hiếm?

Nhóm máu hiếm là nhóm máu có tỷ lệ người sở hữu rất ít trong một cộng đồng. Chúng ta thường xuyên nghe được thông điệp hiến máu cứu người, đặc biệt là nhóm máu hiếm. Vậy nhóm máu hiếm là gì, bản thân có đang mang nó không và cần lưu ý ra sao? Hãy cùng tuthuoc24h.net theo dõi bài viết này để hiểu hơn về nó nhé!

Nhóm máu là gì?

Việc phân chia nhóm máu dựa trên đặc điểm kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong máu. Giả sử một người nhận được máu có chứa kháng nguyên không giống với nhóm máu máu của người cho thì hệ thống miễn dịch của người nhận sẽ cố tấn công các tế bào máu lạ, điều này có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế mà thông tin nhóm máu rất quan trọng trong công tác cấp cứu người bệnh, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm máu hiếm.

Việc biết mình thuộc nhóm máu gì là điều rất quan trọng trong cấp cứu và chữa bệnh
Việc biết mình thuộc nhóm máu nào là điều rất quan trọng trong cấp cứu và chữa bệnh

Ngoài ra trong thành phần máu còn chứa các tế bào bạch cầu giúp cơ thể có khả năng chống nhiễm trùng, tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. 

Thành phần của máu còn chứa các kháng nguyên, có bản chất là đường và các protein nằm trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Đây cũng là một trong các yếu tố mà các nhà khoa học dựa vào để phân loại nhóm máu của từng người. Hai hệ nhóm máu quan trọng nhất hiện nay là hệ ABO và hệ Rhesus.

Hệ nhóm máu ABO

Hệ nhóm máu ABO gồm có 4 loại chính là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O. 

Hình ảnh hệ thống nhóm máu ABO
Hình ảnh hệ thống nhóm máu ABO
  • Nhóm máu A

Những người có nhóm máu A sẽ có các kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Đồng thời trong máu bệnh nhân có kháng thể “chống B”. Người thuộc nhóm này được thừa hưởng kháng nguyên A từ cha và mẹ.

  • Nhóm máu B

Tương tự như trên thì những người thuộc nhóm máu B sẽ có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu. Trong máu của họ sẽ có kháng thể “chống A”. 

  • Nhóm máu AB

Đối với những đối tượng này thì máu của họ sẽ vừa có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt Hồng Cầu. Họ sẽ không có kháng thể chống A hay chống B trong máu. Máu AB là kết quả thừa hưởng kháng nguyên A từ cha hoặc mẹ và kháng nguyên B từ người còn lại.

  • Nhóm máu O 

Đối với những người thuộc nhóm máu này, hồng cầu sẽ không chứa kháng nguyên A hay B trên bề mặt. Đồng thời có cả hai kháng thể chống A và chống B trong máu. Ví dụ, cha mẹ có dòng máu AO, mỗi người có thể truyền kháng nguyên O cho con của họ, tạo ra máu OO (hoặc gọi đơn giản là O).

Hệ thống nhóm máu Rhesus

Đây là một hệ thống nhóm máu rất quan trọng sau hệ nhóm máu ABO. Trong đó quan trọng nhất là kháng nguyên D của hồng cầu. Đây chính là yếu tố mấu chốt quyết định thuộc nhóm máu “dương” hay máu “âm”. Nếu có kháng nguyên D trên hồng cầu thì người này sẽ là máu “dương”, còn không sẽ là máu âm.

Nhóm máu ở người theo hệ ABO và Rhesus
Nhóm máu ở người theo hệ ABO và Rhesus

Phụ thuộc vào việc có chứa kháng nguyên Rh hay không mà mỗi nhóm máu được ký hiệu thêm vào đằng sau tên một biểu tượng dương tính hoặc âm tính. Ví dụ nhóm máu A dương tính được viết là A+.

Nhóm máu hiếm là nhóm máu nào?

Điều này còn phụ thuộc vào tần suất hiện hành nhóm máu trong dân số. Ở Việt Nam khi nói đến nhóm máu hiếm sẽ nghĩ ngay đến nhóm máu hệ Rhesus:  Rh D (-). Hay còn gọi là máu “âm”. 

Nhóm máu hệ Rhesus - Rh D (-) là nhóm máu hiếm
Nhóm máu hệ Rhesus - Rh D (-) là nhóm máu hiếm

Trong dân số Việt Nam hiện nay, số người sở hữu nhóm máu Rhesus âm Rh (-) chiếm khoảng 0.04%. Tức là trong khoảng 90 triệu dân, chỉ có khoảng 36000 người sở hữu máu Rh (-). Vì số lượng người có nhóm máu “âm” rất ít như vậy, có thể gọi đây là nhóm máu hiếm. Ở khu vực phương tây, con số này là khoảng 15%, cao hơn rất nhiều so với ở Việt Nam.

Tỷ lệ nhóm máu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, có đến 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần). Theo thống kê của Viện Huyết Học Truyền Máu Trung Ương, tỷ lệ nhóm máu ở Việt Nam như sau:

  • O: chiếm tỷ lệ 41.1%
  • B: chiếm tỷ lệ 30.1%
  • A: chiếm tỷ lệ 21.2% 
  • AB: chiếm tỷ lệ 6.6%

Ở Việt Nam hiện nay, nhóm máu hệ ABO hiếm nhất là máu AB. Tuy nhiên về mặt ý nghĩa thì không cao, bởi trong những trường hợp cấp bách, người có nhóm máu AB có thể nhận được tất cả các loại máu của nhóm khác.

Xem thêm: cách xét nghiệm nhóm máu, tính cách theo nhóm máu

Nhóm máu hiếm có ý nghĩa như thế nào?

Máu O là nhóm máu chiếm tỷ lệ cao nhất trong dân số. Tưởng chừng đây là nhóm máu dồi dào nhất tuy nhiên thực tế đây lại là loại máu nhanh chóng thiếu hụt nhất bởi nhu cầu sử dụng nó quá cao.Máu O có thể truyền cho tất cả nhóm khác nhưng lại chỉ có thể nhận từ nhóm máu O. 

Nhóm máu hiếm O âm (O-) là nhóm đặc biệt có nhiều nguy cơ nhất khó tìm nhất. Những người có nhóm máu hiếm này theo đúng nguyên tắc chỉ có thể nhận được máu O âm. Nên khi có vấn đề cần sử dụng máu thì rất khó khăn để tìm người cho. Điều này thật sự đáng lo ngài và đầy nguy hiểm trong các tình huống cấp bách.

Ý nghĩa tiếp theo của nhóm máu hiếm đó là ảnh hưởng thai kỳ. Trong trường hợp mẹ mang máu Rh (-), nhưng mang thai con có nhóm máu Rh(+). Trong quá trình tiếp xúc máu Rh (+) của con sẽ làm người mẹ sinh ra kháng thể chống D. Những kháng thể chống D này được sinh ra nhiều có nguy cơ gây nên bệnh tiêu huyết ở trẻ sơ sinh hoặc sẩy thai sớm. Đặc biệt là thai kỳ từ lần thứ hai trở đi, càng về sau càng nhiều nguy cơ sẩy thai. 

Nhóm máu hiếm nhất thế giới

Chúng ta được thừa hưởng một gen nhóm máu từ mỗi người bố và mẹ. Ta có thể hiểu, một người nhóm máu B có thể do thừa hưởng gen B từ cả bố và mẹ, hoặc nhận gen B từ một người và gen O từ người còn lại. Điều này cũng đúng với người nhóm máu A. Đối với người nhóm máu O thị được thừa hưởng hai 2 gen O từ bố và mẹ.

Tỷ lệ nhóm máu AB là rất ít trên thế giới
Tỷ lệ nhóm máu AB là rất ít trên thế giới

Những người mang nhóm máu AB nhận gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa vào số lượng người mang nhóm máu A và B, thì tỷ lệ xảy ra của sự kết hợp đặc biệt này sẽ thấp hơn những sự kết hợp khác. Tỷ lệ theo khảo sát cũng đã chứng minh một cách trực quan nguyên nhân tại sao nhóm máu AB lại hiếm đến thế.

Phải làm gì khi mình mang máu hiếm?

Điều đầu tiên hãy nhanh chóng đến bệnh viện và trình bày về nhóm máu hiếm của mình. Ngân hàng máu khi có được những thông tin sẽ ghi nhận lại, đồng thời một danh sách bao gồm những người có nhóm máu hiếm sẽ được lưu lại. Bạn sẽ có thông tin và nhận được lời đề nghị hỗ trợ từ các “đồng minh” khi cần thiết. Và ngược lại, khi cần sử dụng chế phẩm máu, họ sẽ giúp bạn.

Nếu bạn sở hữu nhóm máu hiếm thì khi mang thai, thai kỳ đầu sẽ ít nguy cơ nhất. Hãy tham vấn bác sĩ sản khoa và huyết học kỹ lưỡng để được theo dõi và điều trị phòng ngừa cho thai kỳ sau.

Nhóm máu hiếm là một trong những vấn đề cả bệnh nhân và cả bác sĩ đều rất quan tâm. Nắm rõ được thông tin về nhóm máu của mình là điều quan trọng trong các tình huống điều trị. Đặc biệt biết rõ nhóm máu của bản thân mình còn có thể giúp ích cho rất nhiều bệnh nhân khác trong các trường hợp cấp bách hiểm nghèo. Trên đây tuthuoc24h.net đã chia sẻ với các bạn những thông tin cơ bản về nhóm máu hiếm. Hy vọng bài viết  sẽ giúp ích được nhiều cho mọi người trong việc hiểu rõ hơn về nhóm máu.

TuThuoc24h