Báo động "ép ăn khiến bé suy dinh dưỡng" bố mẹ cần thức tỉnh ngay
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Chăm Con Khéo

Báo động "ép ăn khiến bé suy dinh dưỡng" bố mẹ cần thức tỉnh ngay

Các bậc cha mẹ thường nghĩ ép con ăn thêm được muỗng nào hay muỗng đó nhưng không biết rằng mình đã vô tình gay ra tâm lý sợ ăn cho trẻ. Trẻ ám ảnh, sợ hãi vào mỗi bữa ăn sẽ khiến cho cơ thể...

Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe cho biết nếu trẻ thèm ăn một cách tự nhiên, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, thích thú trong mỗi bữa ăn và cơ thể sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Ngược lại, nếu trẻ bị ép ăn, bị la mắng, dọa nạt trong mỗi bữa ăn thì trẻ sẽ sợ sệt, không hấp thu được chất dinh dưỡng.

Hậu quả của việc ép trẻ ăn

Một cuộc nghiên cứu trên 300 gia đình có trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi và 7 đến 9 tuổi tại Canada cho thấy những đứa trẻ bị ép ăn có nguy cơ mắc rối loạn ăn uống hơn so với những đứa trẻ không bị ép ăn.

Cuộc khảo sát về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Đông Nam Á cũng cho thấy khoảng 50% trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng nguyên nhân là do bị bố mẹ ép ăn.

Các bác sỹ cho biết việc ép trẻ ăn uống có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý và hành vi của trẻ. Một số trẻ có thể phản kháng lại việc bố mẹ ép ăn bằng cách nôn ói, la khóc hay mặc cả với bố mẹ phải có quà mới chịu ăn. Nếu tình trạng này kéo dài  trẻ sẽ hình thành thói quen mặc cả, đối phó với cha mẹ, hoặc trẻ cũng có thể có cảm giác căng thẳng, trầm cảm hoặc có khuynh hướng bạo lực.

Vậy làm thế nào để giúp trẻ có thể thèm ăn tự nhiên và ăn một cách ngon miệng?

1.   Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Để trẻ có thể ăn uống ngon miệng, đầu tiên bố mẹ phải cho trẻ ăn dặm đúng cách, phù hợp với độ tuổi. Trẻ cần phải ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ mới đủ khỏe mạnh để tiêu hóa thức ăn. Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ không tiêu hóa tốt thức ăn, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng. Trẻ cần phải ăn loãng rồi đặc dần từ từ. Khi cho trẻ thử món mới, bố mẹ không nên vội và không nên vội vàng hoặc ép trẻ ăn quá nhiều. Cần phải kiên trì chỏ trẻ ăn thử từ 7 đến 10 lần, tập ăn từng chút một để tránh trường hợp trẻ bị dị ứng với thức ăn, ăn không quen. Bên cạnh cho trẻ ăn dặm, mẹ cũng đừng quên sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính của trẻ. Phải cho trẻ  bú đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

2.   Thực đơn đa dạng và đầy đủ dưỡng chất

Thực đơn đa dạng, phong phú sẽ giúp trẻ không bị nhàm chán, đơn điệu mà sẽ thích thú, ăn ngon miệng hơn trong mỗi bữa ăn. Các mẹ hãy thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ với nhiều món, nhiều màu sắc, khẩu vị khác nhau. Nên chuẩn bị lượng thức ăn vừa đủ cho trẻ, không nên nhiều quá trẻ sẽ chán ngấy. Việc thay đổi thực đơn đa  dạng nhiều màu sắc sẽ giúp trẻ hứng thú khám phá món ăn, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, trẻ sẽ ăn được nhiều hơn và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

3.   Cho trẻ ăn cùng với cả nhà

Đừng cho trẻ ăn riêng, hãy để trẻ ăn cùng với cả nhà, sẽ mang lại cho trẻ cảm giác vui vẻ, hòa đồng, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn đồng thời đây cũng là cách giúp gắn kết gia đình, giúp trẻ phát triển tình yêu thương và hòa đồng cùng với mọi người.

4.   Cho trẻ tham gia vận động

Khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động ngoài trời, cơ thể trẻ sẽ tiêu tốn một lượng calo nhất định, cơ thể sẽ có nhu cầu nạp thêm thêm năng lượng sẽ khiến cho trẻ thấy đói và có cảm giác thèm ăn. Ngoài ra còn giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

5.   Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ

Hậu quả của việc trẻ biếng ăn là trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài các mẹ cần phải bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho trẻ theo chỉ định của bác sỹ, tránh sự thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ.

Ngoài ra, vitamin và một số khoáng chất là thành phần không thể thiếu để sản xuất ra men tiêu hóa giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn và tăng cảm giác thèm ăn cho trẻ.

TuThuoc24h.net