Chẳng may bị cảm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Bị cảm cúm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi nếu chủ quan

Khi bị cảm khi mang thai, nhiều mẹ bầu luôn lo lắng liệu rẳng có ảnh hưởng sức khoẻ đến thai nhi không? Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu chi tiết nhé!

Bị cảm khi mang thai là chuyện không hiếm gặp, khi bị cảm tâm lý các mẹ rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng tuthuoc24h.net tìm hiểu bị cảm cúm khi mang thai có các dấu hiệu gì và lưu ý để phòng tránh cũng như những nguy cơ để lại biến chứng cho thai nhi. 

Thế nào là cảm cúm?

Cảm cúm là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm gây ra. Bệnh thường bắt đầu đột ngột và kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người sẽ tự bình phục hoàn toàn, tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, cảm cúm có thể chuyển biến sang mức độ nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong do các biến chứng.

Hình ảnh minh hoạ mẹ bầu khi mang thai
Hình ảnh minh hoạ mẹ bầu khi mang thai

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ dàng bị cảm cúm trong giai đoạn mang thai bởi hệ miễn dịch lúc này yếu hơn bình thường. Vì thế mẹ bầu cần chú ý chăm sóc cơ thể hạn chế tối đa bị cảm vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Ngoài bệnh cảm cúm thường, hiện nay tồn tại các loại virus cúm nguy hiểm, có khả năng tấn công gây lây lan rộng, đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn như H5N1, H1N1, H7N9…

Dấu hiệu bà bầu bị cảm cúm

Dấu hiệu bệnh cảm cúm thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu từ 24 đến 48 giờ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh là virus cúm. Các dấu hiệu nặng sẽ thường kéo dài 3 đến 5 ngày. Một số dấu hiệu để nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu bao gồm:

Dấu hiệu chảy nước mũi cho thấy mẹ bầu bị cảm
Dấu hiệu chảy nước mũi cho thấy mẹ bầu bị cảm
  • Ho khan;
  • Sốt khi mang thai, từ từ rồi đến sốt cao;

Sốt khi mang thai có nguy hiểm không? Có cách gì để giảm tình trạng sốt không?

  • Đau họng;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy ớn lạnh;
  • Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể cảm thấy yếu, mệt mỏi;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi;
  • Tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Những triệu chứng của bệnh cảm cúm thường xảy ra nhanh chóng và có thể chuyển nghiêm trọng. Các triệu chứng có xu hướng tiến triển nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian bệnh hơn. Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh để tránh nguy cơ bị sảy thai, nhiễm độc thai nghén và các biến chứng, di chứng, dị tật cho thai nhi sau này.

Trong trường hợp nếu mẹ bầu có nguy cơ sẽ bị biến chứng do cảm cúm thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn trị triệu chứng và biến chứng.

Cảm cúm có ảnh hưởng thai nhi không?

Bị cảm cúm khi mang thai kèm theo sốt là nguyên nhân hàng đầu gây nên một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi như:

  • Suy nhược;
  • Bệnh gai cột sống;
  • Sứt môi hở hàm ếch;
  • Não tụ huyết;
  • Dị dạng đầu;
  • Dị tật tim bẩm sinh;
  • Đục thủy tinh thể;
  • Viêm đại tràng co thắt;
  • Suy thận hai bên; …
Mẹ bầu bị cảm cúm là nguyên nhân trẻ bị dị tật bẩm sinh
Mẹ bầu bị cảm cúm là có thể dẫn đến trẻ bị dị tật bẩm sinh

Phụ nữ mang thai bị cảm cúm mà không có dấu hiệu sốt có thể không gây tăng khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh so với có dấu hiệu sốt. Đặc biệt, một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu phụ nữ mang thai bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ lên tới 40%. Nếu bị sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ lên gấp 3 lần.

Chính vì sự nguy hiểm của việc bị cảm khi mang thai nên phụ nữ được khuyến cáo phải tiêm phòng cúm tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Các mẹ bầu không nên chủ quan mà bỏ qua bước này vì nguy cơ khi mang thai mắc phải bệnh cảm cúm sẽ cao hơn so với đã tiêm phòng. 

Cách điều trị bị cảm cúm khi mang thai

Cảm cúm là bệnh phổ biến và đa số rơi vào mức độ nhẹ, có thể khỏi nhanh chóng. Bị cảm khi mang thai và không có triệu chứng sốt cao hay ho nhiều thì khả năng sẽ ít ảnh hưởng đến thai nhi nhiều, vì vậy lỡ may mẹ bầu bị cảm cũng đừng quá lo lắng. Để nhanh chóng khỏi cảm cúm, các mẹ có thể dùng những cách điều trị như sau:

  • Uống thật nhiều nước lọc;
  • Bổ sung nước trái cây, các loại nước ép giàu vitamin C như cam, chanh, lựu…vào bữa ăn, nhằm mục đích tăng cường sức đề kháng cho các mẹ bầu, giúp nhanh chóng tự khỏi bệnh;
  • Khi bị đau họng và ho kèm theo, các mẹ có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên;
  • Các thực phẩm giúp cơ thể kháng viêm, nâng cao sức đề kháng như gừng, mật ong cũng nên được ưu tiên sử dụng;

Bên cạnh đó các mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau đây nếu lỡ bị cảm khi mang thai:

  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà không có sự đồng ý, hướng dẫn và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo thai nhi được khỏe mạnh và không có dị tật không mong muốn;
  • Không được sử dụng các phương pháp xông hơi khi bị cảm cúm bởi nhiệt độ cao trong lúc xông có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Khi có dấu hiệu sốt kèm theo thì hãy dùng túi chườm mát để hạ nhiệt, tuyệt đối không sử dụng thuốc hạ sốt khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bầu nên ăn gì để bé phát triển toàn diện, mẹ đảm bảo sức khoẻ?

Phòng ngừa cảm cúm với mẹ bầu

Hiện tại vẫn chưa có thuốc chủng ngừa cho bệnh lý cảm cúm thông thường này. Cách tốt nhất để ngăn ngừa, phòng tránh bệnh cảm cúm là tiêm phòng cúm, đặc biệt là đối tượng phụ nữ có kế hoạch mang thai. Mẹ bầu nên tiêm phòng cúm để bảo vệ cho chính mình và thai nhi ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.

  • Mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc đến những nơi đông người bởi các virus gây cảm cúm có thể lây lan qua không khí khi tiếp xúc với một ai đó trong quá trình nói chuyện;
  • Hãy giữ cho tay sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên bởi cảm cúm có thể lây lan bằng tay khi sử dụng chung đồ dùng với người bị bệnh. Mẹ bầu nên rửa tay bằng xà phòng, nước ấm hay sử dụng chất rửa tay có chất cồn. Tránh việc đưa tay lên mũi, mắt và miệng.
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên áp dụng những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp bản thân để nâng cao thể trạng đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cơ thể hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau củ để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Như vậy thông qua bài viết trên tuthuoc24h.net đã cung cấp đến các mẹ bầu bị cảm khi mang thai những thông tin cơ bản hữu ích nhất, trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu khác thường so với những dấu hiệu mà tuthuoc24h.net cung cấp thì các mẹ nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để kịp thời nhận được hướng dẫn xử lý của bác sĩ nhằm đảm bảo cho cả mẹ và thai nhi được an toàn.

Vấn đề nhạy cảm nhưng được các mẹ quan tâm rất nhiều đó là có nên quan hệ khi mang thai hay không?

TuThuoc24h