Bệnh zona thần kinh ở môi là gì? Cách khắc phục hiệu quả?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Cách chữa zona thần kinh ở môi đơn giản, hiệu quả nhanh

Bệnh zona ở môi sẽ gây mất thẩm mĩ, thiếu tự tin trong cuộc sống. Vậy đâu sẽ là cách chữa bệnh zona thần kinh ở môi hiệu qủa, đơn giản tại nhà.

Bệnh zona thần kinh ở môi thường xuất hiện vào mùa hanh khô. Bệnh có thể dễ lây sang nhiều bộ phận khác và để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng thẩm mỹ trên khuôn mặt. Cùng tuthuoc24h.net tìm hiểu kĩ qua bài viết dưới đây để có thêm thông tin và phòng tránh bệnh nhé!

Bệnh zona thần kinh ở môi là gì?

Là bệnh lý thường xảy ra ở bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Bệnh zona ở môi, miệng là do vi rút varicella-zoster tấn công làm xuất hiện những nốt mụn nước, mẩn đỏ… Bệnh zona thần kinh ở môi, miệng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt và sinh hoạt hàng ngày.

Hình ảnh minh hoạ bệnh zona thần kinh ở môi
Hình ảnh minh hoạ bệnh zona thần kinh ở môi

Người bệnh zona thần kinh ở môi, miệng là bệnh lý truyền nhiễm, có thể dễ dàng lây lan giữa người với người. Đặc biệt, khi thời tiết vào mùa hè hoặc mùa mưa ẩm ướt thì nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng hơn. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc, sử dụng đồ sinh hoạt chung, giao tiếp gần với người mắc bệnh thì rất dễ bị lây nhiễm.

Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở môi

Bệnh zona thần kinh ở môi là một trong các dạng bùng phát của vi rút xung quanh miệng hoặc trên môi gây tình trạng đau nhức. Bệnh lý rất dễ tái phát và lan rộng ra khu vực lân cận nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

Zona thần kinh gây cảm giác ngứa ngáy
Zona thần kinh gây cảm giác ngứa ngáy
  • Cơ thể cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi, cảm sốt và nhức đầu: Đây là triệu chứng xuất hiện ban đầu của bệnh zona thần kinh ở môi. Dựa vào triệu chứng này rất khó để nghi ngờ bệnh bởi rất giống với triệu chứng cảm thông thường. Vì vậy, người bệnh cần phân biệt đúng, tránh gây nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai.
  • Ngứa, sưng và đỏ da ở môi, quanh miệng: những biểu hiện này thường xuất hiện sau 2 – 3 ngày kể từ khi bệnh bùng phát và có dấu hiệu gia tăng mức độ sưng đỏ, ngứa về sau. Người mắc bệnh có thể nhận biết thông qua biểu hiện tê ngứa, sưng đau ở quanh miệng và môi.
  • Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở môi và quanh miệng: kế sau cảm giác tê ngứa thì quanh miệng và viền môi của người bệnh bắt đầu xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti. Đôi khi chúng còn mọc ở cằm, má và mũi. Những nốt mụn nước này qua một thời gian sẽ sưng to và chứa dịch nước bên trong. Sau khoảng 3 – 4 ngày khô lại, ngả vàng và đóng vảy. Nếu người bệnh gãi do ngứa hoặc dùng vật châm chích khiến cho mụn nước vỡ ra, dịch nước sẽ chảy và lan sang vùng da khác. Ngoài ra còn có khả năng lây sang người bình thường, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Bệnh zona thần kinh ở môi có nguy hiểm không?

Bệnh zona ở thần kinh môi thông thường sẽ tự khỏi sau thời gian kể từ ngày khởi phát 7 – 10 ngày. Bệnh lý này tuy mức độ chưa gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp nghiêm trọng, bênh có khả năng để lại các biến chứng nguy hại như tại sẹo trên môi làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bệnh có thể làm giảm thị lực nếu lan ra vùng da gần mắt và gây ảnh hưởng đến vùng thần kinh dưới da. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ bệnh zona thần kinh ở môi, người bệnh nên nhanh chóng đến ngay bệnh viện để thực hiện kiểm tra và điều trị kịp thời.

Zona thần kinh ở môi gây nên mất thẩm mĩ
Zona thần kinh ở môi gây nên mất thẩm mĩ

Lưu ý dù đã tiêm phòng thủy đậu hay zona thì vẫn tồn tại nguy cơ mắc bệnh. Không chỉ vậy, nếu người bệnh gãi nhiều nơi bị nổi mụn nước hoặc làm hình thành những vết thương hở trên da thì zona có thể lan rộng ra khắp người nếu không điều trị dứt điểm.

Chính vì vậy, để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm zona thần kinh ở môi, miệng người bệnh cần được cách ly bằng cách không sử dụng chung đồ đạc với người khỏe mạnh. Đồng thời, mỗi người cần chủ động phòng tránh và hạn chế tiếp xúc quá gần với người mắc bệnh để không làm bệnh bùng phát rộng rãi.

Điều trị bệnh zona thần kinh ở môi bằng cách nào?

Hiên nay đã có nhiều cách điều trị bệnh zona thần kinh ở môi. Tuy nhiên, nếu người bệnh điều trị sớm sẽ ít có nguy cơ biến chứng và sẹo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ con người. Cùng tham khảo các cách điều trị phổ biến có thể kể đến như:

Điều trị bệnh zona thần kinh ở môi bằng thuốc Tây

  • Thuốc giảm đau: giúp giảm các triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở môi có thể gây đau, viêm và sốt. Một số loại thuốc giảm đau được các bác sĩ sẽ kê như Naproxen, Ibuprofen và Acetaminophen… hỗ trọ thuyên giảm cảm giác đau đớn do bệnh gây ra.
  • Thuốc kháng virus: Valacyclovir, Acyclovir và Famcilovir là những loại thuốc được dùng trong vòng 72h kể từ khi triệu chứng bệnh xuất hiện. Công dụng của những loại thuốc này là ngăn chặn sự tiến triển của virus, giảm và hạn chế nguy cơ biến chứng.
  • Kem bôi Capsaicin: giúp giảm ngứa và giảm đau nhanh chóng. Thông thường, loại này được sử dụng sau khi mụn nước đã khô để giảm cảm giác rát và xót da khi bôi lên.
  • Thuốc kháng histamine H1 chữa bệnh zona ở môi và miệng: Diphenhydramin, Clorpheniramin, Fexofenadin, Loratadin, Cetirizin,… giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm. Nên lưu ý, việc sử dụng loại thuốc này trong một thời gian dài có thể gây buồn ngủ, khô miệng.

Điều trị bệnh zona thần kinh ở môi bằng thuốc Đông y

Bài thuốc Đông y Kim Hoàng Tán là sự kết hợp tác dụng của 2 yếu tố trong uống – ngoài bôi, tác động đa chiều. Trong đó:

Có thể áp dụng biện pháp đông y để chữa bện zona
Có thể áp dụng biện pháp đông y để chữa bện zona
  • Bài thuốc uống: Được tạo bởi các vị thuốc nổi tiếng trong trị bệnh zona như: kim ngân hoa, kinh giới, liên kiều, trúc diệp, cát cánh… Bài thuốc uống có công dụng thanh trừ nhiệt độc, giải độc, giảm đau, tiêu viêm. Hiệu quả từ việc thuốc uống có thể thấy sau 2-3 ngày sử dụng.
  • Thuốc bôi: Là cách hỗ trợ cho thuốc uống và giúp đẩy nhanh quá trình điều trị. Thành phần của thuốc bôi có chứa nhiều loại thảo dược với hàm lượng cao chất kháng sinh tự nhiên như hoàng bá, cam thảo, đại hoàng, bạch chỉ, khương hoàng, hậu phát, trần bì… Quá trình sử dụng thuốc bôi, các nốt mụn nước sẽ mau lành miệng hơn kèm theo đó là giúp ngăn ngừa biến chứng hay tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng xảy ra.

Xem thêm: khi điều trị zona thần kinh, người bệnh cần kiêng gì?

Mẹo điều trị bệnh zona thần kinh ở môi tại nhà

  • Kem vaseline kết hợp với mật ong

Mật ong và vaseline là hai loại dược liệu có tính kháng khuẩn và chống viêm, có công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và phòng ngừa zona phát triển ở môi, hạn chế lan rộng. Đồng thời, sự kết hợp của hai hoạt chất này còn giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết, cung cấp độ ẩm, làm mềm môi và giúp da tái tạo nhanh chóng. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng mật ong kết hợp cùng vaseline khiến vết thương nhanh chóng được làm lành và xóa sẹo thâm.

Vì vậy, để cải thiện tình trạng của bệnh zona ở môi, người bệnh nên bôi mật ong và vaseline 2 – 3 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên bôi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để các tinh chất trong mật ong có thể thẩm thấu sâu vào bên trong da giúp phát huy công dụng điều trị.

  • Tinh dầu

Hầu hết các loại tinh dầu như tinh dầu trà xanh, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tỏi,… đều có công dụng kháng khuẩn, khả năng chống viêm rất tốt. Người bệnh sử dụng các loại tinh dầu bằng cách chấm hoặc bôi lên vùng môi bị nhiễm zona sẽ trị được các mụn nước rộp. Sau đó để qua đêm và rửa lại bằng nước sạch. Mỗi ngày thực hiện bôi 2 lần để tinh dầu phát huy tối đa tác dụng điều trị tốt.

Chữa zona thần kinh bằng tinh dầu
Chữa zona thần kinh bằng tinh dầu
  • Dùng sữa tươi hoặc sữa chua

Trong các sản phẩm từ sữa có chứa các glubolin miễn dịch, đây đều là các kháng thể có khả năng chống lại vi rút gây bệnh zona thần kinh ở môi. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn có mặt trong sữa chua hay sữa tươi cũng góp phần gia tăng sức đề kháng và khả năng nhiễm bệnh. Vì thế, bệnh nhân cần sử dụng một miếng bông gòn thấm vào sữa chua hoặc sữa tươi, sau đó bôi đều lên vùng môi bị bệnh zona. 

chữa zona thần kinh bằng sữa chua
Có thể dùng sữa chua bôi lên vị trí bệnh

Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả chữa trị như mong muốn. Lưu ý nên sử dụng sữa tươi hoặc sữa chua lạnh mới có tác dụng điều trị bệnh tốt.

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở môi

Chữa bệnh không tốt bằng ý thức phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu để hạn  chế tối đa sự lây nhiễm từ vùng này sang vùng khác, từ người này sang người khác. Ngoài việc tiêm phòng vắc – xin, bệnh nhân nên thực hiện các gợi ý sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc gần với người bị bệnh, không được ôm hôn hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bàn chải đáng răng, bát ăn cơm,…vì khả năng lây nhiễm theo con đường này rất cao;
  • Giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc mầm bệnh;
  • Chẳng may bị bệnh zona thần kinh môi, người bệnh không nên dùng tay chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể, nhất là mắt và bộ phận sinh dục để phòng ngừa lây lan sang các bộ phận này;
  • Xây dựng chế độ tập luyện và ăn uống khoa học giúp bỗ sung dinh dương, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch chống vi rút cho cơ thể…

Xem thêm: các phương pháp chữa zona thần kinh, điều trị zona thần kinh bằng cây lô hội

Bệnh zona thần kinh ở môi tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ do để lại sẹo. Vì thế, khi thấy xuất hiện triệu chứng, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra và bác sĩ sẽ giúp có hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua sử dụng, tránh trường hợp dùng quá liều hoặc sai cách gây tác dụng phụ đối với sức khỏe về sau.

TuThuoc24h