Chẳng may bị bệnh gút có nguy hiểm không? Có biến chứng gì không?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh gút có nguy hiểm không? Những biến chứng của người bệnh gút?

Bệnh gút là căn bệnh về xương khớp khó chữa điển hình xuất hiện ở cả người trẻ, vậy bệnh gút có nguy hiểm không? Bệnh gút có gây ra những biến chứng nào?

Ngày nay, bệnh gút – một bệnh lý về xương khớp điển hình và khó chữa, đang ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vậy bệnh gút có nguy hiểm không? Gây ra những biến chứng gì? Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!

Tổng quan về bệnh Gout

Bệnh gút là căn bệnh khớp khó chữa có thể xuất hiện ở cả người trẻ
Bệnh gút là căn bệnh khớp khó chữa có thể xuất hiện ở cả người trẻ

Bệnh gút ( hay Gout) là một bệnh đột ngột sưng tấy đỏ các khớp, thuộc một loại viêm khớp. Bệnh dặc trưng bởi các cơn đau đột ngột giữa đêm và sáng sớm, xuất hiện ở các vị trí như khớp ngón chân cái, đầu gối, mắt cá chân hoặc các khớp tay. 

Gút được biết đến là một bệnh mạn tính có khả năng tái phát cao, nhất là khi gặp các yếu tố thuận lợi. Bệnh Gout gây ra các cảm giác đau đớn, khó chịu và hạn chế vận động của người bệnh, song vẫn có thể chữa trị nếu sử dụng đúng phương pháp. 

Bệnh Gout có nguy cơ gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc nhất. Theo số liệu thống kê gần đâyy, bệnh gút đang có dấu hiệu gia tăng và ngày càng trẻ hóa do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Gút

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh gút là rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể, trong đó axit uric là sản phẩm chuyển hóa các axit amin trong nhân purin. Thông thường, thận sẽ đào thải 70& lượng axit uric ra khỏi cơ thể mỗi ngày. Nhưng bệnh nhân Gout có nồng độ axir uric cao khiến thận phải làm việc với cường độ cao để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong thời gian dài, thận bị suy giảm chức năng dẫn tới việc đào thải axit uric bị ngưng trệ, lắng đọng axit uric trong thận, các ổ khớp, tạo thành các tinh thể muối urat hình kim và gây ra cơn đau gout. 

Rối loạn chuyển hoá purine là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gút
Rối loạn chuyển hoá purine là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gút

Từ đó, suy giảm chức năng thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gút và gút mạn tính. Bệnh càng kéo dài chức năng thận càng yếu, dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và khó chữa.

Bên cạnh đó, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều purine như nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, uống nhiều bia rượu, có tiền sử gia đình mắc bệnh gút hoặc người béo phì, tiểu đường, sử dụng một số loại thuốc như giảm đau, thuốc lợi tiểu,… có nguy cơ cao mắc bệnh gout ở nam giới hơn các nhóm đối tượng khác. 

Biệu hiện của bệnh gout

Bệnh gút có hai trường hợp: Gout cấp tính và gout mạn tính. 

Khi bị Gout cấp tính, người bệnh có cảm giác rát bỏng, cơn đau dữ đội xuất hiện về đêm và sáng sớm, nhất là sau các bữa ăn có nhiều đạm, rượu bia. Tại các khớp bị đau có hiện tượng viêm rõ rệt (sưng, nóng, đỏ, đau), cụ thể ở khớp cổ chân, khớp ngón chân, khớp gối và đặc biệt là khớp ngón chân cái (ở nữ thường đau các khớp ngón tay). Đối với gút cấp tính, acid uric trong máu thường tăng cao.

Khi bị Gout mãn tính, người bệnh thường bị đau một số khớp xương, không phải đau thường xuyên mà tái phát nhiều lần. Mỗi lần lên cơn đau không cần điều trị vẫn tự khỏi, nhiều người cao tuổi bị mắc bệnh gút dễ nhầm sang bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp do biểu hiện giống nhau. 

Hình ảnh minh hoạ biểu hiện bệnh gút
Hình ảnh minh hoạ biểu hiện bệnh gút

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như: 

  • Cơn đau khớp kéo dài trong 1 vài giờ hoặc 1-2 ngày, thậm chí có thể kéo dài trong vài tuần (trường hợp nặng) hoặc xuất hiện nhiều lần trong tháng và tái phát nhiều lần trong năm
  • Xuất hiện các hạt muối urat có thể di động được ở dưới da như vành tai, khủy tay,… 
  • Chức năng đào thảo của thận bị suy giảm qua dấu hiệu: các cơn đau diễn ra thường xuyên hơn, tiểu nhiều lần, ngủ không ngon, ăn mất cảm giác,… 

Khi xuất hiện một trong các biểu hiện trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có chẩn đoán chính xác nhất, cũng như nhận tư vấn điều trị kịp thời.  

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout

Bệnh Gout không chỉ là một bệnh mạn tính mà còn có những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể: 

Tổn thương xương khớp

Biến chứng căn bản mà bất cứ ai bị bệnh Gout cũng có thể đối mặt. Người bệnh sẽ bị hủy hoại khớp, tổn thương đàu xương, khớp biến dạng, liệt nửa người, tàn phế. Ngoài ra khi các hạt muối urat xuất hiện không chỉ gây mất thẩm mỹ, việc chúng bị vỡ còn gât ra viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết cho người bệnh. 

Hình ảnh minh hoạ biến chứng bệnh gút
Hình ảnh minh hoạ biến chứng bệnh gút

Tổn thương thận

Ngoài việc ảnh hưởng đến xương khớp, gây hạn chế vận động, bệnh Gout còn gây ra các bệnh về thận như suy thận, viêm khe thân, viêm cầu thận, thận ứ nước, sỏi urat thận,… và khi thận tổn thương vĩnh viễn có thể khiến người bệnh tử vong. 

Tác nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác

Bệnh gout còn là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh suy giảm sinh lý như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày tá tràng, huyết áp cao, mỡ máu, béo phì, rối loạn lipid,...

Tóm lại, với những thông tin về biến chứng của bệnh, các bạn cũng đã phần nào đã có lời giải đáp cho câu hỏi "Bệnh gút có nguy hiểm không? Qua đó, hi vọng rằng bạn đã Vì thế, khi thấy nghi ngờ cơ thể có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

TuThuoc24h