Ăn uống đúng cách trong giai đoạn bị cảm cúm
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Ăn uống đúng cách trong giai đoạn bị cảm cúm

Biện pháp phòng cảm cúm dễ dàng mà lại cho hiệu quả cao nhất chính là đi qua dạ dày. Nên ăn gì để bổ sung các chất dinh dưỡng và đủ lượng nước cho cơ thể?

Cảm cúm là một bệnh thường gặp, nhất là trong giai đoạn giao mùa. Vậy, khi bị cảm nên trị ngay hay đợi nó tự khỏi? Ăn cam tốt hơn hay bồi bổ bằng canh gà tốt hơn, sô cô la và sữa bò món nào nên tránh? Hãy cùng Tủ thuốc 24h.net trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng và trị bệnh cảm cúm.

cảm cúm nên ăn gì
cảm cúm nên ăn gì

1. Cảm cúm nên ăn gì?

Thức uống bổ sung chất điện giải

Thức uống bổ sung chất điện giải
Thức uống bổ sung chất điện giải

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng nhất khi bị cảm cúm, đặc biệt khi bạn còn kèm theo sốt và đổ mồ hôi hoặc gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Lúc đó, uống đủ nước là giải pháp đơn giản nhất nhưng bạn nên sử dụng thức uống có bổ sung chất điện giải để cung cấp thêm natri và kali ngoài nước.

Đồ uống có hương vị có thể hấp dẫn hơn và kích thích bạn muốn uống nhiều hơn. Mặc dù chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không nên uống nước thể thao có nhiều đường khi bạn không tốn quá nhiều năng lượng cho tập thể dục, đây là cách dễ nhất để bổ sung thêm lượng calo cần thiết khi bệnh.

Rau xanh và trái cây mỗi bữa ăn

Rau xanh và trái cây mỗi bữa ăn
Rau xanh và trái cây mỗi bữa ăn

Các chất chống ôxy hoá có nhiều trong rau xanh và hoa quả giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và tăng sức đề kháng trước sự tấn công của virus.

Vì thế, hãy đảm bảo ít nhất 5 loại rau xanh và trái cây với các màu sắc đa dạng trong thực đơn mỗi ngày để ngăn chặn sự “hỏi thăm” của các bệnh đường hô hấp.

Nêm thêm tỏi, hành

Nêm thêm tỏi, hành
Nêm thêm tỏi, hành

Thêm nhiều hành và tỏi trong các món ăn vào mùa đông có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Hơn thế, hành và tỏi còn ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thân thiện với hải sản

bổ sung hải sản vào thực đơn
Bổ sung hải sản vào thực đơn

Hải sản với nguồn Omega-3 dồi dào, mang đến cho cơ thể rất nhiều kẽm – một chất chống oxy hoá kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.

Những nguồn kẽm khác có thể tìm thấy trong thịt gà, mầm lúa mì, các cây họ đậu…

Tận hưởng cá và các nguồn Omega-3

bổ sung omega 3
Bổ sung Omega 3

Chất béo bão hoà, nhất là Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể nhờ khả năng cải thiện hệ miễn dịch.

Các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn cá (hoặc hải sản) 3 lần mỗi tuần, nên sử dụng dầu thực vật (dầu ôliu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh…) với liều lượng hợp lý trong bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, có thể nhâm nhi thêm các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh.

Cung cấp đủ protein

Cung cấp đủ protein cho cơ thể
Cung cấp đủ protein cho cơ thể

Nếu thiếu hụt quá lượng protein cần cho cơ thể, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả do các tế bào (nhất là tế bào máu trắng giúp cải thiện hệ miễn dịch) không được nuôi dưỡng tốt.

Trứng, cá và thịt là những nguồn cung cấp protein chính cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, ta không ăn vô độ những thực phẩm này. Tốt hết hãy lựa chọn thịt gia cầm thay cho thịt đỏ. Và đừng quên rằng quá nhiều đạm và chất béo sẽ gây tác dụng ngược, làm cơ thể mệt mỏi và giảm khả năng kháng cự trước các bệnh đường hô hấp đấy!

2. Cảm cúm không nên ăn gì?

Sữa

Sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Vì vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị nhiễm vi rút cúm để tránh tắc nghẽn ngực và nghẹt mũi, gây khó thở.

Thực phẩm cay

Thực phẩm cay nằm trong số những thực phẩm hàng đầu bạn không nên ăn trong khi đang bị bệnh. Bạn nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu.

Thực phẩm chiên rán

Việc tránh sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ này sẽ khiến cơ thể có nhiều năng lượng hơn để chiến đấu chống lại vi-rút thay vì phải tiêu hóa thức ăn.

Nước ngọt, nước ép, các loại thực phẩm có đường

Dù mứt gừng có thể làm giảm buồn nôn, một vài loại nước ép có thể cung cấp vitamin C nhưng chúng cũng chứa rất nhiều đường có thể gây sưng viêm, làm yếu đi các tế bào bạch cầu chống viêm nhiễm trong cơ thể.

Ngoài ra, nên tránh những thực phẩm nhiều đường khác như bánh ngọt, kẹo, ngũ cốc cho trẻ em… mà rất nhiều người ăn khi bị bệnh. Thay vì những loại thực phẩm này, bạn nên dùng trà gừng để ổn định bao tử và uống nước lọc.

Thực phẩm giàu protein

Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.

Các loại thực phẩm béo

Tránh các thức ăn có nhiều chất béo như thức ăn nhanh và thực phẩm chiên. Chất béo sẽ khó tiêu hóa hơn so với các nhóm thực phẩm khác, vì thế tiêu thụ chúng có thể gây ra đau bụng, ngoài việc làm tình trạng viêm thêm xấu.

Phô mai

Là một sản phẩm từ sữa, pho mai là lựa chọn sai lầm khi bạn đang bị cúm vì nó sẽ tăng cường sản sinh chất nhầy, gây tắc nghẽn ngực.

Trà/cà phê

Trà và cà phê là loại đồ uống lợi tiểu mạnh. Việc sử dụng những loại đồ uống này khi đang bị bệnh sẽ có thể khiến cơ thể bị mất nước.

Thịt đỏ

không nên ăn thịt đỏ khi cảm cúm
không nên ăn thịt đỏ khi cảm cúm

Khi bị cúm, hệ tiêu hóa của bạn có thể khó hoạt động bình thường. Thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa chúng. Thay vì dùng thịt đỏ, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và dùng những thực phẩm dễ tiêu hơn.

Rượu bia

Giống như đường, rượu bia gây ra sưng viêm làm yếu đi các tế bào bạch cầu khiến cơ thể khó phục hồi hơn. Uống bia rượu cũng khiến cơ thể mất nước, làm tăng cồn trong máu khiến bạn say nhanh hơn và sẽ thức dậy vào sáng hôm sau với cơn sốt nặng nề.

Tinh bột chế biến

Nhiều người hay dùng bánh mì, bánh quy trong lúc nghỉ ngơi khi đang bệnh nhưng tinh bột chế biến chuyển hóa thành đường rất nhanh, làm tăng đường huyết tương tự như nước ngọt và thực phẩm nhiều đường, làm yếu hệ thống miễn dịch. Khi ăn tinh bột trong lúc bị cảm cúm, bạn nên dùng ngũ cốc nguyên hạt.

3. Cảm cúm có nên tắm không?

cảm cúm có nên tắm không?
cảm cúm có nên tắm không?

Có nhiều quan niệm cho rằng bị cảm cúm không nên tắm. Thực chất, đây là một chủ đề có rất nhiều bàn cãi, mỗi khi bị cúm ông bà thường nhắc ta kiêng gió, kiêng nước kẻo bị nặng thêm. Tuy nhiên, bị cảm cúm vẫn có thể tắm được, nhưng bạn phải tắm với nước ấm, có hơi vì như vậy sẽ giúp cơ thể thải ra những chất độc qua da, đồng thời hơi nước cũng có tác dụng thư giãn, giảm mệt mỏi, giảm đờm trong cổ họng, loại bỏ cảm giác khó chịu ở mũi. Nếu tắm nước lạnh thì tuyệt đối không, bởi nước lạnh có tính hàn sẽ chỉ khiến cơ thể lâu hạ sốt, các triệu chứng kéo dài thậm chí nặng dần thêm. Thêm nữa, cơ thể bạn sẽ bị giảm năng lượng, làm mệt mỏi nhiều hơn. Thêm vào đó bạn cũng nên tránh việc dùng xà phòng khi tắm, bởi xà phòng có tính kiềm rất dễ loại bỏ đi những lớp bảo vệ trên da, khiến bạn tiếp xúc với nhiều nguy cơ lâu khỏi hơn.

Bên cạnh thói quen tắm thì bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, cần tránh những đồ ăn làm tăng thân nhiệt như chứa nhiều lipid, protein hay cay, lạnh, mặn, ngọt. Một số đồ ăn cần kiêng như tôm, cua, cá, trứng,... Bạn nên uống đủ nước trong những ngày này để cải thiện hệ miễn dịch cũng như phòng tránh nhiễm trùng, viêm xảy ra. Nước là một loại thuốc thần kỳ nhất có thể thanh lọc cơ thể khá tốt.

Trên đây là một số thông tin đi giải đáp cho bạn câu hỏi bị cảm cúm có nên tắm không? Để giảm thiểu sự làm phiền từ các triệu chứng của cảm cúm bạn hãy cố gắng làm theo một số gợi ý từ bác sĩ và chuyên gia. Hy vọng bạn đọc luôn khỏe!

Tuthuoc24h.net