Điều trị ngay cảm cúm trước các biến chứng nguy hiểm
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Điều trị ngay cảm cúm trước các biến chứng nguy hiểm

Bệnh cảm cúm là một trong những căn bệnh mùa đông phổ biến. Nếu không biết các triệu chứng và cách điều trị sẽ gây ra những biến chứng dai dẳng và khó chữa.

Cúm là bệnh lý hô hấp thường xuyên xảy ra theo từng mùa. Đặc biệt, bệnh cúm có khả năng lây lan rất nhanh chóng trong cộng đồng.

Hiện nay, vi rút cúm có nguồn gốc từ gia cầm, đây cũng là nỗi lo của ngành y tế bởi việc phòng dịch trở nên khó khăn và mức độ nguy hiểm cao.

Vậy cảm cúm là gì? Nguyên nhân cũng như điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau đây.

cảm cúm
cảm cúm

1. Cảm cúm là gì?

Bệnh cúm hay còn được người dân gọi là cảm cúm. Đây là bệnh nhiễm trùng qua đường hô hấp và nguyên nhân do một loại vi rút gây nên.

Bệnh thường bắt đầu bằng những triệu chứng nhẹ và nặng dần. Bệnh kéo dài khoảng từ 7 đến 10 ngày và hầu hết người bệnh điều dược bình phục hoàn toàn sau khi được chữa trị.

Tuy nhiên, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu nên khả năng nhiễm bệnh cúm và bình phục lâu hơn người bình thường.

Nếu bệnh cúm có chuyển biến nghiêm trọng thì khả năng phải nhập viện là rất cao, có thể nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong.

Một số loại vi rút thường xuất hiện và có khả năng lan rộng nhất hiện nay như H5N1, H1N1, H7N9…

Theo thông kê thời gian gần đây, hàng năm số người mắc bệnh cúm chiếm khoảng 10 cho đến 15% dân số. Đặc biệt, tỉ lệ tử vong khoảng từ 200.000 đến 500.000 người.

Trong năm 2009, dịch cúm A/H1N1 trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cũng có hàng trăm nghìn ca người bị nhiễm bệnh và tử vong. Thông thường mùa dịch xuất hiện vào mùa đông hoặc mùa thu.

cảm cúm lây lan
cảm cúm lây lan

Bệnh cúm thường lây lan nhanh nhất qua đường hô hấp, nước bọt, nước tiết mũi họng, hắt hơi, qua đường tiếp xúc nói chuyện, ho…

Từ đó, vi rút xâm nhập qua cơ thể. Người tiếp xúc thường xuyên trực tiếp với nguồn bệnh thường có nguy cơ lan lan cao. Đặc biệt ổ bệnh thường lan nhanh tại những nơi đông người như bệnh viện hoặc trường học.

Hơn nữa trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lạnh, độ ẩm thấp, vi rút cúm cũng có thể tồn tại được trong nhiều giờ.

Thường duy trì nhiệt độ từ 0 đến 40 độ C vi rút cúm sống xót được trong vào tuần. Nếu dưới -20 độ C vi rút có thể sống xót trong cả năm.

Vi rút được đào thải trong 1 đến 2 ngày sau đó ủ bệnh trong nhiều ngày tới. Tùy theo tình trạng sức khỏe mỗi người mà xuất hiện biểu hiện khác nhau.

Chính vì thế, người bệnh và người nhà nên có liệu pháp điều trị, phòng ngừa kịp thời.

2. Triệu chứng cảm cúm

dấu hiệu cảm cúm
dấu hiệu cảm cúm

Những người đã nhiễm vi rút cúm sau 2 đến 4 ngày thường sẽ xuất hiện một số triệu chứng của bệnh.

Thường những người này bị sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 38 đến 40 độ, kèm theo biểu hiện choáng vàng, buồn nôn, rét run, toàn thân khó chịu, mệt mỏi.

Những bệnh nhân bị viêm phổi thường có đờm trắng, khó thở. Hầu hết các bệnh nhân đều xuất hiện cảm giác đau đầu liên tục.

Triệu chứng sổ mũi, hắt hơi thường xuất hiện 2 đến 3 ngày. Sau đó bệnh chuyển sang sốt cao liên tục. Tình trạng sốt còn kèm thêm đau nhức mỏi người khoảng 4 đến 7 ngày.

Sau đó thì tự bình phục, nhưng tình trạng mệt mỏi, chán ăn kéo dài trong nhiều tuần sau và chưa dứt bệnh cúm.

Một số bệnh nhân chuyển biến xấu thành ác tính, bệnh nhân thường sốt rất cao, khó thở, lúc chuẩn đoán thường thấy hình ảnh phổi bị tổn thương.

Một số trường hợp khác có thể phát hiện thêm biểu hiện viêm cơ tim, suy hô hấp. Đặc biệt, lúc này cần được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Những trẻ em dưới 5 tuổi thường sẽ có biểu hiện sốt nhẹ.

Tuy nhiên, trẻ em sơ sinh lại cúm khá nặng bởi ba tháng đầu đời bé có sức đề kháng yếu, dễ bị viêm nhiễm từ nhiều yếu tố bên ngoài như:

Viêm phế quản, viêm xoang. Đặc biệt, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em nếu có các bệnh mãn tính như béo phì, tim mạch, đái tháo đường rất dễ có nguy cơ bị biến chứng cao.

3. Nguyên nhân cảm cúm

Không rửa tay hoặc thực hiện chưa đúng

Theo khảo sát từ nhiều chuyên gia tại Mĩ, những người không thường xuyên rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách sau khi hắt hơi có nguy cơ nhiễm cúm cao.

Chính vì thế, bác sĩ đã khuyến cao nên rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn, mỗi lần khoảng 20 giây để phòng ngừa và điều trị bệnh cúm hiệu quả hơn.

Dùng khẩu trang sai cách

Việc sử dụng khẩu trang không đúng cách cũng là nguyên nhân gây bệnh cúm. Vì thế, nên đảm bảo sử dụng, tháo khẩu trang đúng cách, không chạm vào khẩu trang, tháo bằng dây sau.

Bởi khẩu trang là một trong những vật dụng chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn độc hại khác ngoài môi trường.

Vì thế, nên thương xuyên vệ sinh và đổi khẩu trang liên tục sau khi đã sử dụng để đảm bảo cho người bệnh.

Bắt tay, ôm hôn trong giao tiếp

Theo khuyến cao đã cho biết rằng, nên cách xa người đã nhiễm bệnh cúm trong 1,8m để tránh sự lây nhiễm từ nguồn bệnh.

Để tạo phép lịch sự cho người đối diện cần bắt tay, ôm, hôn thì không nên chạm vào mũi, miệng cho đến khi tay đã được rửa sạch.

Căng thẳng quá mức

Người thường xuyên có tâm trạng lo âu, lo lắng quá mức tạo nên chứng mất ngủ, trầm cảm, làm giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân khiến vi rút dễ dàng tấn công người bệnh, giá tăng tỉ lệ nhiễm bệnh.

Vi khuẩn nơi phòng tập

Những thiết bị trong phòng tập gym như máy chạy bộ, bàn ghế, nơi thay đồ cũng là nơi cho nguồn bệnh lây lan nhanh chóng, thậm chí là còn theo bạn về đến nhà và nơi làm việc.

Vì thế, khi đã tập đủ nên lau máy tập, tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn.

Hút thuốc, uống rượu

Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá và chất có cồn cực kì có hại cho sức khỏe. Chúng vừa làm giảm chức năng đề kháng, giảm hệ miễn dịch vừa làm tăng khả năng bị tấn công bởi vi rút bệnh cúm.

Hơn thế nữa, những người nghiện rượu bia, hút nhiều thuốc lá thường có thời gian ủ bệnh lâu hơn những người bình thường khác.

4. Điều trị cảm cúm

điều trị cảm cúm
điều trị cảm cúm

Tuy bệnh cúm là bệnh phổ biến, khá nguy hiểm cho người bệnh nhưng vẫn có thể điều trị bằng nhiều cách sau đây:

  • Cách ly người bệnh cúm và nên hạn chế giao tiếp với những người chưa nhiễm bệnh để tránh việc bị lây lan sang nhiều người khác.
  • Có thể sử dụng các bài thuốc dân gian ngày xưa như sử dụng mật ong, gừng, chanh muối, chanh đào…Ngoài ra, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi bổ sung một số loại thực phẩm dinh dưỡng, dễ tiêu và chứa nhiều nước như trái cây, vitamin…
  • Ngoài ra, có thể thực hiện điều trị bằng các bài thuốc đông y như xong hơi, đánh gió cũng có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh cúm.

Một số bài thuốc chữa bệnh cúm như sau:

  • Sử dụng hành lá  + cháo trắng:

Trong hàng lá có chứa chất sát khuẩn mạnh chữa cảm cúm rất hiệu quả.

  • Sử dụng lá tía tô nấu cháo:

Tía tô có tác dụng chữa ho, giảm đau và giải độc tố rất tốt. Sử dụng tỏi tía: tỏi tía là bài thuốc cổ truyền trong dân gian được sử dụng để chữa ho, giảm sốt hiệu quả.

  • Uống nước gừng nóng:

Sử dụng 3 lần trong ngày để chữa cảm cúm rất hiệu quả

  • Sử dụng chanh và mật ong:

Giúp giảm cảm, tăng khả năng miễn dịch cho người bệnh.

Đặc biệt với những ca có biểu hiện bất thường, biến chứng nên trực tiếp đến ngay bệnh viện để được xét nghiệm cấp cứu kịp thời.

5. Cách phòng ngừa cảm cúm

Ngoài biết cách điều trị bệnh cúm thì việc phòng chống cũng rất cần thiết. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh?  Các bạn cùng tham khảo một số những phương pháp ngay sau đây:

  • Cách ly người bệnh: thực hiện cách ly người bệnh trong phòng riêng để tránh lây lan bệnh cho những người thân xung quanh.
  • Sát khuẩn uế toàn khu vực ổ bệnh để phòng chống khả năng lây lan sang các khu vực lân cận.
  • Thực hiện vệ sinh khu nhà ở, phòng ngủ sạch sẽ để phòng chống nguồn bệnh
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ.
  • Tập thể dục, rèn luyện thân thể hàng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, còn phòng chống được nhiều căn bệnh vi rút nguy hiểm khác.
  • Tiêm vắc xin ngừa cúm mỗi năm;
  • Uống nhiều nước (ít nhất 8 ly mỗi ngày) để làm loãng đờm nhày từ phổi;
  • Ngưng hút thuốc để làm giảm nguy cơ gặp biến chứng;
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Tiếp tục nghỉ ngơi 2-3 ngày sau khi khỏi bệnh;
  • Rửa tay thường xuyên, kể cả người chăm sóc. Vứt tất cả khăn giấy sau khi sử dụng xong;
  • Đi khám ngay nếu sốt hoặc ho nặng hơn, thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau hoặc cứng cổ;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đau và chảy dịch mủ từ tai hoặc mũi.

Cúm nhẹ theo mùa thường nhẹ và tự khỏi sau một tuần. Tuy nhiên, cúm là bệnh dễ có khả năng diễn tiến nặng và biến chứng tử vong ở những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, người mắc nhiều bệnh phối hợp… Phòng bệnh bằng vắc xin, tránh tiếp xúc với người hoặc nguồn động vật nhiễm bệnh, hạn chế đi đến chỗ chật hẹp đông người khi đang mùa dịch, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc đồ vật hay người bệnh… là các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh. Khi bạn đi đến vùng dịch cúm gia cầm hoặc cúm A, bạn cần được cách ly và theo dõi sát sao các triệu chứng bệnh. Điều này là cần thiết để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng và cũng là cách hiệu quả nhất bảo vệ người thân cũng như gia đình bạn.

Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh cúm như khái niệm, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng chống bệnh.

Từ đó, giúp người dân ý thức được việc điều trị, phòng tránh được các bệnh nguy hiểm có thể lây nhiễm.

Ngoài ra, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên ngành để được chuẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời khi gặp triệu chứng lạ bất thường.

Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn để có được sự tư vấn chính xác, cụ thể hơn nhé.