Cảnh giác với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cổ ở người trưởng thành
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Cảnh giác với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cổ ở người trưởng thành

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở cổ gây nên cảm giác khó khăn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những bệnh lý thoát vị đĩa đệm về cột sống ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đền cuộc sống sinh hoạt và lao động của người bệnh. Thoát vị đĩa đệm cổ còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm phát hiện và có phương pháp điều trị. Cùng theo dõi để nắm vững các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ trong bài viết dưới đây.

Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh gì?

Thoát vị đĩa đệm cổ gây nên cảm giác đau nhức, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt
Bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên nhiều cản trở trong công việc

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh thoát vị đĩa đệm liên quan đến cột sống và xương khớp. Là một căn bệnh nguy hiểm, xảy ra khi phần nhân nhầy nằm bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó. Thông qua vết rách trên bề mặt nhân nhầy thoát ra khỏi vỏ bọc bao xơ của đĩa đệm tràn ra và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan xung quanh như tủy sống, dây chằng, rễ thần kinh. 

Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa các đốt sống, nó có thể co giãn để giúp các đốt sống hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau. Cấu tạo của đĩa đệm gồm 2 phần là vỏ bao xơ và nhân nhầy bên trong. Bao xơ là một lớp vỏ cứng nằm ở phía ngoài tiếp xúc với 2 thành trên dưới của 2 đốt sống. Nhân nhầy nằm bên trong có dạng lỏng giúp đĩa đệm có thể co giãn được. 

Cột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống khác nhau giúp liên kết phần đầu cơ thể với xương sống. Những đốt sống này được sắp xếp lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới là C1-C2-C3-C4-C5-C6-C7, và được nối với nhau bằng một đĩa đệm nằm chính giữa.

Khu vực cột sống cổ bởi vì thường xuyên phải vận động cũng như chịu áp lực cực lớn nên các đốt sống ở đây rất dễ bị tổn thương và thoát vị. Trong đó các đốt sống cổ C5-C6-C7 là những đốt sống dễ bị tổn thương nhất vì chịu áp lực chèn ép lớn do nằm ở vị trí cuối của cột sống cổ. Đây cũng chính là đoạn cột sống cổ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cử động linh hoạt của bạn, khi bị tổn thương ở đoạn cột sống này không những gây ra cảm giác đau đớn dữ dội mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. 

Nếu như bạn gặp tình trạng đau nhứt vai, gáy và cột sống cổ thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Việc chẩn đoán chính xác bệnh sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng có ý nghĩa then chốt trong việc điều trị. Nếu phát hiện chậm trễ hoặc quá trình can thiệp chữa trị muộn thì khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm là vô cùng lớn và rất khó kiểm soát.

Vậy đâu là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ?

Mang vác nặng có thể dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Mang vác nặng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Để xảy ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm cổ là do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó các nguyên nhân sinh bệnh chủ yếu thường gặp nằm ở vấn đề tuổi tác, thói quen sinh hoạt hay gặp phải chấn thương tai nạn. Sau đay sẽ là những cơ chế xuất phát của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ chủ yếu:

Lão hóa: yếu tố tuổi tác là tác nhân đầu tiên gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cổ, tuổi tác càng cao thì khả năng tổng hợp sợi collagen và mucopolysaccharide của đĩa đệm càng giảm gây ra hiện tượng thoái hóa địa đệm nhanh hơn, nhất là thoái hóa ở các đốt sống cổ. Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, đĩa mềm giữa các khớp xương dần mất đi lượng nước lớn và khiến cho bao xơ dễ bị rách, bao xơ mỏng và phẳng hơn. Lúc này cơ thể không còn linh hoạt như trước, các hoạt động đều trở nên khó khăn và chậm chạp. Bất kỳ các chuyển động mạnh nào cũng có thể khiến cho bao xơ của đĩa đệm trở nên giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhày bên trong thoát ra ngoài gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ.

Nghề nghiệp: một số nghề nghiệp buộc các đốt sống nhất là các đốt sống cổ phải vận động quá giới hạn sinh lý của nó, làm việc ở các tư thế gò bó, rung xóc, vận động cổ nhiều,…Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có tỷ lệ mắc phải ở những người làm nghề lao động nặng như bê vác, đội khiêng những vật nặng cao hơn so với người bình thường. Một số đối tượng khác là những người làm văn phòng phải ngồi làm việc nhiều với máy tính rất dễ khiến cột sống cổ không được vận động thường xuyên gia tăng khả năng bị bệnh thoái vị đĩa đệm đốt sống cổ.

Thói quen sinh hoạt sai tư thế: nhiều người bị mắc phải bệnh thoát vị đĩ đệm cổ do những thói quen sinh hoạt sai tư thế như thường xuyên ngồi gập cổ, nâng vật nặng bằng cổ và vai, ngủ gối quá cao hoặc quá thấp, ngủ nằm nghiêng một bên, nghe điện thoại bằng vai và tai,…

Chấn thương, tai nạn: là những nguyên nhân đến từ việc va đập với lực mạnh và đột ngột tác động đến vùng đốt sống cổ và đĩa đệm. Chấn thương ở vùng cổ đến từ những lý do như gặp tác động mạnh trong lúc luyện tập thể thao, thể dục, khi tham gia giao thông, hay trượt chân khi đang đi vội,…khiến cho thoát vị đĩa đệm cổ bất cứ lúc nào.

Thừa cân, béo phì: trọng lượng cơ thể quá lớn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nói riêng và thoát vị đĩa đệm nói chung, trọng lượng cơ thể lớn gia tăng áp lực và chèn ép lên các rễ dây thần kinh ở cổ làm tăng khả năng mắc bệnh.

Nguyên nhân khác: ngoài những nguyên nhân chủ yếu thường mắc phải nhất đã nêu, các nguyên nhân đến từ chế độ ăn uống không khoa học, vấn đề liên qua đến di truyền, tiêu thụ thực phẩm có chất độc hại, hút thuốc lá, rượu bia, thức khuya, căng thẳng,… các yếu tố này không thể khiến mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ ngay tức khắc nhưng ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa cột sống ngày càng trầm trọng, trong đó có các đốt sống ở vùng cổ, lâu dần sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm cổ.

Các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ thường thấy

Hiện nay, thoát vị đĩa đệm cổ không còn là bệnh của người già nữa, mà những người trẻ có nguy cơ mắc bệnh và gặp phải các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ ngày càng gia tăng. Ở từng đối tượng, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh khác nhau mà các triệu chứng cũng được biểu hiện khác nhau.

Đa số thì cách nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dễ dàng là cảm thấy đau ở phần cổ rất nhiều, bệnh nhân còn cảm thấy đốt sống cổ bị cứng, khó xoay chuyển. Cơn đau thường tái phát nhiều lần, kéo dài khoảng 1 đến 2 tuần cho mỗi đợt, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng chủ yếu là đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, bên cạnh đó xuất hiện khi có những động tác cúi gập người xuống. Sở dĩ đau mạnh khi ho, hắt hơi là do phản xạ rung chuyển, gồng mạnh của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác như kiến bò, tê cứng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, những cơn đau này trở nên thường xuyên hơn và mức độ đau cũng tăng dần từng ngày.

Tùy theo vị trí thoát vị đĩa đệm mà các triệu chứng đi kèm cũng có những đặc trưng riêng, đối với thoát vị đĩa đệm cổ sẽ gây đau cột sống cổ, vai gáy, đau cánh tay, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau vô cùng dữ dội khiến người bệnh phải nằm bất động để đỡ đau.

Bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt khả năng vận động, khó khăn trong khi thực hiện các động tác như xoay nghiêng, cúi ngửa. Nếu chèn ép xảy ra ở dây thần kinh còn khiến cho bệnh nhân có cử động các chi, nếu tổn thương dây thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc cánh tay và khó để thực hiện các động tác gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi bệnh vào giai đoạn nặng người bệnh còn có thấy tê bì, mất cảm giác, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu triệu chứng điển hình như nêu trên, mọi người nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và được hỗ trợ can thiệp điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.

Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng các bài thuốc nam

 

Cây ngải cứu có thể chữa thoát vị đĩa đệm cổ một cách nhanh chóng và hiệu quả
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng những biện pháp dân gian

Có rất nhiều cách đơn giản để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cổ bằng cách kết hợp các loại cây thuốc nam thành bài thuốc dân gian dùng để chữa bệnh như câu ngải cứu, cây lá lốt, cây xương rồng,…

Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng cây ngải cứu 

Cây ngải cứu kết hợp với dấm có thể chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng hỗn hợp cây ngải cứu và dấm

Theo các nghiên cứu, trong cây ngải cứu có chứa các thành phần có tác dụng kháng khuẩn, các cineno, dehydro matricaria este giúp giảm đau dây thần kinh một cách nhanh chóng. Hơn nữa, là ngải cứu còn có vị đắng, tính ấm, mùi thơm rất đặc trưng, ngoài ra lá ngải cứu còn có khoảng từ 0,2 đến 0,34% tinh dầu làm giảm đau nhức xương khớp. Đây chính là lý do vì sao ngải cứu luôn có mặt trong các bài thuốc chữa trị các bệnh liên quan đến khớp xương. 

Hướng dẫn cách chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng cách kết hợp là ngải cứu cùng dấm gạo như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 

  • Ngải cứu: 1 bó to, có thể tìm mua ở chợ
  • Dấm gạo: 200ml, tìm mua ở quầy tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị

Cách thực hiện: Ngải cứu sơ chế bằng cách nhặt bỏ cọng già, mang đi rửa sau đó thái nhỏ cho vào một cái nồi. Thêm dấm gạo đã chuẩn bị vào nồi đun nóng tới khi sôi. Tắt bếp và để nguội. 

Dùng một miếng vải xô cho hỗn hợp vào và chườm dọc theo vùng cột sống cổ nơi địa đệm bị thoát vị, thực hiện thoa đều vùng bị đau cho đến khi miếng vải xô không còn tiết ra nước nữa. Thực hiện bài thuốc này tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ, như thế những cơn đau nhứt xương khớp nhất là vùng cổ sẽ không thể làm phiền bạn vào giữa đêm nữa.

Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng lá lốt

Lá lốt có thể chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm một cách nhanh chóng
Dùng lá lốt trong chữa trị thoát vị đĩa đệm

Lá lốt là loại cây thân mềm, cao khoảng 50 cm, mọc thẳng đứng hướng theo ánh sáng, là loài cây dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà. Lá lốt có công dụng giảm đau, chống viêm chữa các bệnh đường tiêu hóa, xương khớp và đặc biệt là cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả. Bài thuốc này là sự kết hợp của lá lốt và sữa bò. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 

  • Lá lốt : 40g lá lốt tươi nếu không có trong vườn bạn có thể tìm mua ở chợ.
  • Sữa: 300ml

Cách thực hiện: lá lốt sau khi hái vào hoặc mua từ chợ về, đem rửa sạch. Kế tiếp cho vào cối sạch dùng chày giã nhuyễn, bạn cũng có thể cho vào máy xay sinh tố. Sau đó vắt lấy nước, đem phần nước này trộn với 300ml sữa rồi cho vào đun nóng với lửa nhỏ đến khi sôi nhẹ thì tắt bếp. 

Uống lúc còn ấm, ngày uống từ 1-2 lần, uống liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chứng đau nhức xương khớp đặc biệt là vùng đốt sống cổ.

Chữa thoát vị đĩa đệm cổ bằng cây xương rồng

 Xương rồng cũng là một trong những loại cây được sử dụng chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ rất nhiều, dân gian sử dụng loại xương rồng 3 cạnh vì trong xương rồng có chứa thành phần heterosid flavonic giúp giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Bài thuốc này là sự kết hợp giữa xương rồng và muối hạt dùng để đắp ngoài da.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Xương rồng: 2 đến 3 nhánh
  • Muối hạt

Cách thực hiện: 

Lấy xương rồng đã chuẩn bị đi rửa sạch, sau đó cắt bỏ hết các gai xung quanh xương rồng rồi cho vào một cái cối sạch. Tiếp tục cho muối hạt vào cối, giã dập ta có được hỗn hợp xương rồng và muối hạt dưới dạng sệt.

Sau đó cho hỗn hợp đó vào 1 cái chén rồi cho vào lò vi sóng trong vòng khoảng 1 phút, nếu bạn không có lò vi sóng có thể cho hỗn hợp vào nồi và đun nóng. Tiếp đến bạn cho hỗn hợp này ra ngoài cho nguội một chút rồi dùng vải bọc lại, kế tiếp đem chườm lên vùng thoát vị đĩa đệm cổ hay các phần thoát vị khác. Bạn cần lưu ý hỗn hợp để nguội một chút tránh khi đắp lên bị bỏng.

Bài thuốc này bạn có thể sử dụng đắp hằng ngày, thực hiện liên tục bạn sẽ thấy các cơn đau nhứt thuyên giảm đáng kể, bạn sẽ không còn bị chúng làm phiền trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày nữa.

Các bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Hầu hết các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ đều quan niệm rằng nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho các nhóm cơ vùng cổ co cứng, khó hồi phục chức năng vận động sau này. Vì vậy người bệnh cần có chế độ vận động và luyện tập thể dục phù hợp, nhằm kéo giãn và phục hồi sự linh hoạt có cấu trúc vùng cổ và vai.

Gợi ý cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ hoặc người có triệu chứng đau mỏi, đau nhức vùng cổ một số bài tập đơn giản hỗ trợ giảm tình trạng co cứng, cải thiện cơn đau.

Bài tập 1 (Kéo giãn cơ thang): thực hiện nghiêng cổ qua trái, giữ tư thế nhẹ nhàng trong vòng 10 giây, lặp lại cho bên còn lại. Đặt tay trái lên đầu để tạo áp lực, kéo đầu về phía vai trái cho đến khi bạn cảm thấy phần cổ bên phải được kéo giãn, giữ tư thế đó trong vòng 10 giấy. Trở lại tư thế ban đầu, và lặp lại 10 lần mỗi bên.

 Bài tập 2 (Kéo giãn cổ sau): Gập cổ về phía trước, cằm hướng về phía ngực, giữa nhẹ trong vòng 10 giây.

Bài tập 3 (Xoay cổ): Xoay cổ một vòng từ trái qua phải đến khi bạn cảm thấy cổ được kéo giãn, thực hiện 5 lần mỗi hướng (trái – phải, phải – trái)

Bài tập 4 (Tăng cường nhóm cơ cổ): Nằm tựa lưng, cúi cằm về phía ngực, giữ nhẹ trong vòng 7 giây và thực hiện lặp lại 5 lần.

Do các động tác này không có hỗ trợ máy móc tập kèm nên người bệnh có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên trong quá trì điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ người bệnh nên tham khảo và làm theo lời bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện các bài tập này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nói riêng và thoát vị đĩa đệm nói chung được đánh giá là nguy hiểm nếu không có những phát hiện và điều trị kịp thời. Chúng gây đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và lao động của người bệnh, ngoài ra các biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ gây ra cũng rất nặng nề nếu bệnh nặng lên. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám nếu cảm thấy những dấu hiệu đau nhức vùng cổ, ngoài ra còn nên thực hiện thăm khám cột sống đặc biệt vùng cột sống cổ định kỳ 6 tháng / lần hỗ trợ cho việc sớm phát hiện, có hướng điều trị giúp giảm thiểu tối đa các cơn đau để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

TuThuoc24h.net