Bệnh gai cột sống và những triệu chứng thường gặp
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh gai cột sống và những triệu chứng thường gặp

Bệnh gai cột sống là hiện tượng canxi lắng đọng khiến hình thành gai xương. Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu những triệu chứng của bệnh gai cột sống này nhé!

Theo thời gian và tuổi tác, các đốt sống dần bị thoái hóa gây ra bệnh gai cột sống. Bệnh này thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên ngày nay xu hướng bệnh cũng đang dần bị “trẻ hóa” do những thói quen sinh hoạt sai cách. Nắm rõ các triệu chứng sau để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Bệnh gai cột sống là?

Bệnh gai cột sống (tên gọi khoa học là Spondylosis) được coi thực chất là hiện tượng Canxi bị lắng đọng khiến hình thành gai xương. Khi chúng ta bị viêm xương khớp, chấn thương dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống hoặc thoái hóa cột sống, cơ thể sẽ sinh ra cơ chế tự bù đắp lại những tổn thương ở sụn khớp, và gây ra bệnh gai cột sống. Thực ra nguồn gốc sinh ra gai xương xuất phát từ một chức năng tốt của cơ thể, tuy nhiên việc tự làm lành và hồi phục này nếu quá mức lại dẫn đến hình thành gai xương.

Bệnh gai cột sống cũng có thể coi là một trong những bệnh về thoái hóa cột sống, các phần xương sẽ mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống. Nghĩa là sẽ có sự phát triển thêm của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp.

Bệnh gai cột sống gây đau
Bệnh gai cột sóng thường xuất hiện nhiểu ở người cao tuổi

Bệnh gặp nhiều nhất trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi ở nam giới, những người hoạt động mạnh và sai cách.

Các loại gai cột sống thường gặp 

Cột sống của người được chia làm 33 đốt xương, bao gồm:

  • Đốt sống cổ với 7 đốt, kí hiệu lần lượt từ C1 đến C7;
  • Tiếp là đốt sống ngực gồm 12 đốt, kí hiệu từ T1 cho đến T12;
  • Cuối cùng là đốt sống thắt lưng với 5 đốt, kí hiệu từ L1 đến L5.

Bệnh gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên xương sống cơ thể. Bệnh thường xuất hiện ở 3 vị trí đó là cổ (Cervical Spondylosis), ngực (Thoratic Spondylosis) và vùng thắt lưng (Lumbar Spondylosis). Tuy nhiên, chúng ta thường gặp nhiều nhất là gai đốt sống cổ và thắt lung hơn gai đốt sống ngực.

Mặt trước và bên của cột sống là vị trí hay mọc gai nhất, rất hiếm khi gai mọc ở phía sau nên ít bị chèn ép vào tủy và rễ dây thần kinh. Gai đốt sống lưng đem lại cảm giác khó chịu, ê buốt, mỏi cho người bệnh, nhất là khi đâu tại các vùng thắt lưng, vai hoặc cổ, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày do gai tiếp xúc với dây thần kinh, khi các xương đốt sống cử động sẽ đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống xảy ra do hậu quả và biến chứng của các bệnh lý về xương khớp là chủ yếu. Tuy nhiên, yếu tố bên ngoài như công việc, hành vi, v.v hàng ngày trong khoảng thời gian dài, cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp đến hệ thống xương của chúng ta.

1. Biến chứng về bệnh lý xương khớp

Gai cột sống có thể gây nên biến chứng
Gai cột sống

Viêm xương khớp hoặc viêm gân: Bệnh này sẽ làm kích thích các tế bào hình thành xương, sau cùng dẫn đến việc xương thừa, làm mặt xương gồ ghề, gai mọc ra.

Đĩa liên sống: Hiện tượng đĩa xương hư tổn, xẹp xuống, khiến dây chằng giữa các đốt sống cũng sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn.

Xương tự tu bổ: sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát, xương tự làm lành.

Di truyền: Yếu tố di truyền xảy ra ở nam giới nhiều hơn.

Do thoái hóa cột sống: Cột sống thoái hóa làm cho phần sụn khớp sẽ dần mất nước, kèm theo đó là biến đổi chất, khiến cột sống trở nên kém linh hoạt hơn. Những gai xương ở đầu thân cột sống được hình thành do tình trạng lắng đọng canxi dưới dạng pyrophosphate.

Do viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

Do tai nạn, chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương, trong quá trình làm lành đó nếu “thừa” sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Ngoài ra, gai cũng có thể hình thành trong trường hợp này do sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

2. Các nguyên nhân ngoại lực

Khi cơ thể vận động mạnh như tập thể thao quá sức, bê vác vật nặng, sử dụng sai tư thế trong khoảng thời gian dài hoặc là do đã từng bị chấn thương cột sống.

Sủ dụng tư thế ngồi khi làm việc sai cách, không đúng tư thế hoặc ngồi quá lâu mà không có sự vận động.

Ngồi sai tư thế có thể dẫn đến gai cột sống
Ngồi sai tư thế có thể dẫn đến gai cột sống

Đặc biệt, đối với những người thường xuyên phải làm những công việc lao động chân tay như cửu vạn, nhân viên khuân hàng, v.v phải bê nặng, khom lưng, cúi người nhiều. Từ đó, tạo cho vùng cột sống thắt lưng những áp lực nhất định khiến chúng mọc gai xương.

Không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho xương như: kali, canxi, magie cũng có khả năng mắc bệnh. 

Ngoài ra, tỉ lệ béo phì hoặc thừa cân cũng có nguy cơ mắc bệnh xương cột sống cáo, do xương phải chịu đựng áp lực do cân nặng quá lớn

Lạm dụng chất kích thích như hút thuốc, rượu bia trong một thời gian quá dài, không có sự vận động giúp cơ thể đào thải, cũng sẽ khiến quá trình thoái hóa hình thành gai diễn ra nhanh hơn.

Cảm giác đau đớn vùng khớp và dây chằng do canxi ứ đọng. Theo tiêu chuẩn, cơ thể của chúng ta cần 800 – 1000mg canxi/ngày. Thực tế, thông qua quá trình ăn uống và cả tăng cường bổ sung thì trung bình mỗi người chỉ đáp ứng từ 400 – 500mg canxi/ngày. Tuy nhiên, cho dù ít hơn so với tiêu chuẩn mức hấp thụ thông thường, nhưng do việc ít vận động khiến canxi khó hòa tan và bị ứ đọng lại các khớp.

Triệu chứng của bệnh gai cột sống 

Bệnh gai cột sống thường không có triệu chứng gì rõ ràng nếu đang ở giai đoạn đầu, khi gai xương đang được hình thành. Đa phần, người bệnh chỉ phát hiện gai cột sống trong lúc tình cờ đi khám bệnh chụp X-quang các bệnh lý khác được bác sĩ phát hiện.

Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể tham khảo 6 triệu chứng dưới đây để có thể lưu ý, nếu có cơ thể có dấu hiệu lạ có thể đi khám kịp thời:

Triệu chứng 1: Đau thắt lưng

Cột sống thắt lưng là nơi dễ bị thoái hóa đầu tiên nhất, cũng là nơi lắng đọng canxi nhiều nhất. Bệnh nhân sẽ cảm nhận rõ từng cơn đau vùng lưng dưới buốt lên khi gai bắt đầu mọc dài ra. Đầu tiên, các biểu hiện sẽ chỉ đơn giản là đơ, cứng và mỏi cột sống lưng. Lâu dần, bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau buốt khi phải đứng quá lâu hoặc di chuyển nhiều, đi bước nào là cảm nhận được bước đấy.

Đau thắt lưng là biểu hiện của gai cột sống
Đau thắt lưng là một trong những biểu hiện của bệnh gai cột sống

Triệu chứng 2: Triệu chứng mất cân bằng

Đau thắt lưng khi vận động dẫn đến việc người mắc bệnh gai cột sống sẽ có xu thế “lười vận động” hơn, khi đó khí huyết không lưu thông được dẫn đến mức độ đau càng trầm trọng hơn. Các dấu hiệu đau thắt lưng và mất cân bằng sẽ giảm đi khi người bệnh nghỉ ngơi, vì lúc đó cơ thể được giải phóng tạm thời.

Triệu chứng 3: Mất cảm giác chi dưới

Bị gai cột sống, hệ thống cơ bắp của người bệnh cũng dần yếu đi, nhất là các vùng chân tay cà cổ. Bệnh gai đốt sống cổ hoặc thắt lưng khi trở nặng sẽ đè lên rễ thần kinh vùng cổ trở xuống, chạy dọc xuống hai chân, bàn chân khiến chân tê bì, cơ thể mất cảm giác, tệ hơn là không tự mình điều khiển được chuyển động.

Triệu chứng 4: Mất kiểm soát đại tiểu tiện

Khi xuất hiện những biểu hiện này cũng đồng nghĩa tình trạng gai cột sống của bạn đang rất nặng. Đặc thù là người bệnh sẽ không thể tự mình kiểm soát được việc đi đại tiểu tiện, tự đại tiểu tiện ra quần.

Triệu chứng 5: Rối loạn hệ thần kinh thực vật 

Ngoài việc mất kiểm soát tiểu tiện, người bệnh gai cột sống còn có thể cảm nhận được một số biểu hiện khác liên quan đến thần kinh thực vật như rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, biến chứng hô hấp, hạ huyết áp…

Triệu chứng 6: Một số biểu hiện lâm sàng

Những cơn đau vai, đau đốt sống lưng lâu dài khiến bệnh nhân rơi vào tình thái mệt mỏi, kiệt sức, thiếu nhanh nhẹn, buốt lạnh, mất ngủ liên miên, tệ hơn là buồn nôn, dẫn đến sụt cân. Bơi vậy, nếu thấy cảm giác này diễn ra lâu dài, hãy thử đi khám bác sĩ xem liệu mình có nguy cơ mắc gai cột sống lưng không nhé.

Những biểu hiện khác của gai cột sống
Các biểu hiện khác của bệnh gai cột sống

Hơn nữa, sự nguy hiểm của gai cột sống không nằm ở những cơn đau. Điều đáng lo ngại chính là sự tổn thương dây thần kinh. Dây thần kinh rất quan trọng, chúng đóng vai trò truyền dẫn thông tin từ não đến các cơ quan khác. Một sự tổn thương ở bộ phận này sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan đến cơ, thắt lưng, tuyến tiền liệt, bài tiết, v.v. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần chữa trị kịp thời tránh những đáng tiếc sau này.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gai đốt sống

Bản thân các gai đốt sống lưng không phải là căn bệnh nguy hiểm, bởi nó là một phần của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, khingười bệnh cử động, các gai này sẽ ma sát với xương khác hoặc cọ sát với các phần mềm xung quanh, gây ra cảm giác đau nhức, thậm chí tệ hơn có thể gây biến chứng do đề lên vị trí dây chằng, rễ thần kinh. Do đó, đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm là những biến chứng có thể xảy ra của bệnh gai đốt sống.

Thoát vị đĩa đệm 

Khi gai xuất hiện ở đoạn đốt sống nào có thể làm rách bao xơ đĩa đệm ở phần đốt sống đó, làm tràn dịch nhầy và hình thành khối thoát vị. Thoát vị đĩa đệm làm chèn ép các rễ thần kinh, gây hiện tượng đau nhức và cơn đau sẽ tăng nặng mỗi khi người bệnh cử động. Điều này làm giảm hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi gai xương phát triển kết hợp với sự tăng nặng của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ khiến cho bệnh nhân chịu đựng những cơn đau nhức dữ dội, những cơn đau có thể khiến họ mất khả năng vận động, nguy cơ tàn phế cao.

Đau thần kinh tọa

Khi các gai mọc ở cột sống lưng chèn ép lên rễ thân kinh, dây thần kinh tọa sẽ bị đau nhức. Cơn đau bắt đầu ở lưng, sau đó tiếp tục tăng lên đồng thời lan xuống đến mông, mặt sau đùi, gân kheo và cẳng bàn chân. Cơn đau xảy ra từng đợt, có khi âm ỉ nhưng cũng có khi dữ dội, đặc biệt cơn đau tăng nặng khi người bệnh hắt hơi, ho, cúi người. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của rễ thần kinh, bệnh nhân có thể không thể nhấc nổi bàn chân, lâu dần xuất hiện hiện tượng teo mông, đùi, cẳng chân, dẫn đến liệt. Chưa kể, khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị tê bì chân, không kiểm soát được hành vi tiểu tiện. 

Đau thần kinh liên sườn

Đây là một trong những biến chứng thường thấy do gai cột sống lưng gây ra. Người bệnh sẽ gặp các cơn đau theo từng đợt hoặc kéo dài liên tục hàng ngày, chạy dọc theo dây thần kinh liên sườn, cùng các biểu hiện như: đau từ vùng ngực, xương ức cho đến cột sống. Cơn đau có thể dữ dội khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế, và đặc biệt chỉ đau ở một bên.

Gai cột sống là một quá trình lão hoá tự nhiên theo thời gian, tuổi tác, do đó rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết chữa trị kịp thời, sẽ tránh được những hậu quả đáng tiếc sau này.

TuThuoc24h.net