Hướng dẫn cách xử lý bé bị nhiệt miệng nhanh, hiệu quả tại nhà
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Bé bị nhiệt miệng và 10 cách xử lý nhanh chóng tại nhà

Triệu chứng bé bị nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân gây bệnh? Khi bé bị nhiệt miệng đâu sẽ là cách tốt nhất để chữa trị nhanh hiệu quả tại nhà

Nhiệt miệng là bệnh về vết loét miệng thường gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên khi bé bị nhiệt miệng gây ra cảm giác khó chịu, đau đớn, quấy khóc. Vậy làm thế nào để trị nhiệt miệng nhanh chóng? Bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ các cách xử lý nhanh chóng. 

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em 

hình ảnh minh hoạ bé bị nhiệt miệng
Hình ảnh minh hoạ bé bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một dạng bệnh viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nha gây ra. Theo Đông y, nhiệt miệng là do nhiệt độ từ các yếu tố bên ngoài tác động vào gây tình trạng lở loét, đau nóng rát, hôi, khô miệng vầ kết hợp với nước bọt gây loét niêm mạc. 

Khi bị trẻ nhiệt miệng, niêm mạc xuất hiện một vài đốm trắng, đường kính 1 – 2 mm, to dần và hơi mọng nước. Khi vết loét càng to, việc ăn uống sẽ gặp cản trở do xuất hiện tình trạng đau đớn khi ăn. 

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

  • Ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng dẫn đến nóng trong gây viêm loét niêm mạc
  • Trẻ bị sâu răng hoăc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy… 
  • Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng của trẻ 
  • Trẻ bị nhiễm các loại khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh dẫn đến cơ thể bị mất cân bằng sinh học và trẻ bị nhiệt miệng 
  • Suy giảm chức năng gan (gan suy yếu hoặc bị tổn thương), hoạt động thải độc của gan bị giảm. Các độc tố tích tại niêm mạc lâu ngày gây nhiệt miệng
  • Trẻ sử dụng vật cứng như bàn chải hoặc vật nhọn đâm vào miệng, làm rách niêm mạc miệng 
  • Cơ thể thiếu hụt sắt, vitamin B12, iron
  • Bị nhiễm khuẩn HSV, HHV và vi rút VZV, CMV…

Dấu hiệu nhiệt miệng ở trẻ 

Nhiệt miệng sẽ khiến trẻ cảm thấy đau rát
Nhiệt miệng sẽ khiến trẻ cảm thấy đau rát

Trong miệng trẻ xuất hiện một vài đốm màu trắng, có kích thước khoảng từ 1 – 2mm, sau đó lớn dần lên đến 8 – 10mm. Các đốm này sẽ vỡ bọc nước trong vài ngày sau, dẫn đến viêm loét miệng. Các vết loét này xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng. Do đó, khi ăn đồ ăn cay, mặn xuất hiện tình trạng đau rát, không muốn ăn bất cứ thứ gì. Trẻ nhỏ cũng sẽ có một số biểu hiện cụ thể như: 

  • Bé khó chịu, quấy khóc và chán ăn
  • Chảy nhiều nước dãi
  • Sốt hoặc nổi hạch ở cổ nếu bị viêm loét nặng 
  • Nướu răng bị sưng và chảy máu

10 cách khắc phục nhiệt miệng ở trẻ

Pha nước súc miệng

Pha một thìa cà phê baking soda, 2 muỗng nước nha đam với một nửa cốc nước ấm. Cho trẻ nhấp một ngụm và súc miệng trong vòng 10 giây. Thực hiện như thế cho đến khi hết nước súc miệng, thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi hết nhiệt miệng. 

Hoặc cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý hoặc hòa tan 1 thìa muối cùng 250ml nước. Cho trẻ súc ngày 4 lần, giúp giảm đau giảm viêm hiệu quả. 

Có thể dùng nước muối để chữa nhiệt miệng
Có thể dùng nước muối để chữa nhiệt miệng

Chườm lạnh

Đặt 1 viên đá lên vị trí bị nhiệt. Nhiệt độ thấp của đá giúp làm giảm đau, giảm viêm và chậm quá trình chảy máu. 

Bổ sung thức ăn thanh đạm

Cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, dễ nuốt, không cần nhai kỹ như cháo, súp,… Không cho trẻ ăn quá mặn, đồ chiên rán, cay nóng hoặc chua. 

Tăng cường vitamin B

Bổ sung vitamin B12 là điều cần thiết để ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Cho trẻ dùng vitamin B12 với liều lượng 1mg/1 ngày trong vòng 6 tháng. Lưu ý nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Bổ sung sắt

Cho trẻ thực hiện kiểm tra tổng quan từ bác sĩ. Từ đó biết chính xác lượng sắt cần bổ sung trong bữa ăn là bao nhiêu. 

Sữa chua

Tích cực cho trẻ ăn sữa chua, không chỉ giảm cảm giác đau đớn do nhiệt miệng gây ra mà còn giúp chữa lành vết thương nhờ các lợi khuẩn có trong đó. 

Giấm táo

Pha giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng lành vết loét. Axit acetic có trong giấm táo sẽ giúp diệt vi khuẩn và tăng lợi khuẩn trong khoang miệng.  

Sử dụng nước giấm táo để chữa nhiệt miệng
Sử dụng nước giấm táo để chữa nhiệt miệng

Nước oxi già

Dùng bông thấm dung dịch oxi già loãng (một nửa nước và một nửa oxi già) đắp trực tiếp vào vết loét miệng. Không ăn hoặc uống sau một tiếng sử dụng oxy già. Thực hiện mỗi ngày đến khi khỏi

Trà đen

Lấy túi trà lọc đắp trực tiếp lên vết loét của bé, giúp làm giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Chính chất tannin có trong trà đóng vai trò kháng viêm kháng khuẩn tốt.

Tránh dùng nước súc miệng, kem đánh răng chứa Sodium Lauryl Sulfate

Sodium lauryl sulfate là chất tạo bọt dễ gây nhiệt miệng và tái phát bệnh. Vì thế, tránh cho trẻ sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa chất này. 

Khi nào cho trẻ gặp nha sĩ ?

Khi thấy con bạn sốt, tiêu chảy, phát ban ở da, các vết loét lớn bất thường và kéo dài hơn 2 tuần. Hãy cho trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời. 

Nhiệt miệng là bệnh phổ biến thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Khi bé bị nhiệt miệng, sẽ thấy đau rát, khó chịu, quấy khóc, mẹ có thể áp dụng các cách trên để giúp giảm đau, kháng viêm cho trẻ, Ngoài ra, cho trẻ uống nước thường xuyên để làm sạch răng miệng và đẩy lùi vi khuẩn mẹ nhé!

TuThuoc24h