Nỗi lo khi bà bầu bị đau mắt đỏ
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Nỗi lo khi bà bầu bị đau mắt đỏ

Bà bầu bị đau mắt đỏ sẽ không quá nguy hiểm đối với bản thân và thai nhi nhưng nếu không cẩn thận sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm, lây lan

Đau mắt đỏ hay còn gọi viêm kết mạc rất dễ lây. Điều này khiến các bà bầu bị đau mắt đỏ trở nên lo lắng nếu mình bị đau mắt đỏ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy cùng TuThuoc24h cùng tìm hiểu, bà bầu bị đau mắt đỏ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, và liệu có cách nào khắc phục tình trạng không?

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ thường do virus gây ra

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp, tiếp xúc đồ dùng cá nhân (khăn mặt, nguồn nước...) và dễ gây thành dịch. Bệnh có thể lây khi triệu chứng bệnh chưa rõ ràng và ngay cả khi người bệnh đã khỏi. Ở phụ nữ mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch nên rất dễ lây bệnh.

Nguyên nhân bà bầu bị đau mắt đỏ

Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau mắt đỏ, chủ yếu do vi khuẩn và vi rút gây ra. Cách phân biệt như sau:

+ Vi khuẩn: Mẹ bị đau mắt đỏ kèm đổ ghèn xanh hoặc vàng cả ngày và đêm. Ngoài ra, mẹ còn có thể bị sưng mí mắt, ở cả một hoặc hai mắt.

+ Vi rút: Mẹ bị đau mắt đỏ nhưng chỉ thấy một ít ghèn sau khi ngủ dậy. Bệnh thường ảnh hưởng đến cả 2 mắt.

Các triệu chứng thường gặp của bà bầu bị đau mắt đỏ 

bà bầu bị đau mắt đỏ thường có biểu hiện đau nhức, ngứa mắt
bà bầu bị đau mắt đỏ thường có biểu hiện đau nhức, ngứa mắt

Đỏ mắt kèm theo chảy ghèn nước hoặc đặc

Ngứa một hoặc cả hai mắt

Cảm giác có sạn ở trong mắt

Sưng trong mắt

Chói mắt

Đau nhức, ngứa mắt

Bà bầu bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Nhiễm virus trong thời kỳ thai nghén đều có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai. Tuy nhiên, với các trường hợp đau mắt đỏ, khả năng gây ảnh hưởng đến thai rất thấp.

 

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, khi bị mắc, người bệnh rất khó chịu với các triệu chứng sưng, ngứa, nhức, kết mạc bị viêm đỏ... nhưng là bệnh do virut nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Là đối tượng nhạy cảm, do đó bà bầu bị đau mắt đỏ cần cẩn trọng khi dùng thuốc, đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Một vài các biện pháp tự nhiên bà bầu bị đau mắt đỏ nên áp dụng để cải thiện tình trạng:

Chườm ấm: Khi bị đau mắt đỏ, dùng khăn ấm chườm nhẹ lên mắt giúp giảm các triệu chứng khô mắt và cải thiện tuần hoàn máu.

chườm ấm khi bị đau mắt đỏ để hạn chế mắt bị khô
chườm ấm khi bị đau mắt đỏ để hạn chế mắt bị khô

Cần vệ sinh, rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và dử mắt, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khó 

Luôn giữ tay sạch sẽ để tránh lây lan vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

Chườm lạnh: Có hiệu quả trong điều trị viêm kết mạc. Hãy chắc chắn sử dụng khăn chườm khác nhau cho mỗi mắt để tránh lây bệnh chéo.

Bà bầu cần đeo kính râm, khẩu trang, không dụi tay lên mắt để ngăn chặn bệnh nặng lên và giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.

Một số phương pháp dân gian dành cho bà bầu bị đau mắt đỏ: 

Rau diếp cá

Chữa đau mắt cho bà bầu bằng rau diếp cá là phương thuốc dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay vô cùng hiệu quả. Theo Đông Y, diếp cá là một loại thảo dược có vị chua cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, chống viêm, thường dùng chữa các bệnh như ho, viêm họng, viêm phổi. Nhiều người bị đau mắt đỏ sử dụng diếp cá như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên với cách làm vô cùng đơn giản.

Cách 1: Dùng một nắm rau diếp cá tươi sắc lấy nước uống trong ngày. Bên cạnh đó, dùng bã rau diếp cá quấn vào gạc rồi đắp lên mắt ngủ qua đêm là thấy tiến triển hẳn.

Cách 2: Đem rửa sạch 1 nắm lá diếp cá tươi rồi tráng qua nước sôi để nguội, đợi khi đã ráo rồi đem giã nát cùng vài hạt muối hột.

Tiếp theo, cho hỗn hợp vào miếng gạc sạch đắp lên mắt, làm 2 lần/ ngày sẽ mau chóng phát huy tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý, khi đắp hỗn hợp sẽ khiến mắt hơi sót nhưng yên tâm vì đó chỉ là cảm giác ban đầu, lúc sau rửa sạch lại với nước ấm sẽ hết ngay.

Hỗn hợp mật ong và sữa tươi
 

Cách làm:

Trộn hỗn hợp mật và mật ong theo tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để xoa quanh vùng mắt. Sau đó, các mẹ rửa sạch lại mặt bằng nước ấm. Cách này sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu khi bị đau mắt rất hiệu quả.

Nha đam 

Nha đam chứa nhiều thành phần dưỡng chất tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm.

Đối với chứng đau mắt, trong nha đam có chứa các chất có tác dụng kháng virus. Ngoài ra còn có tác dụng tiêu sưng, giải dị ứng và làm lành vết thương.

Cách làm:

Ngâm nha đam trong nước muối loãng 20 phút sau đó rửa thật sach. Cắt thành 4-6 miếng theo chiều ngang của bẹ nha đam, cho vô túi zip cất vào ngăn mát tủ lạnh để dùng đắp dần.

Một ngày dùng 2-3 lần, khi dùng 1-2 miếng cắt bỏ lớp vỏ cứng màu xanh bên ngoài lấy phần thịt màu trắng trong suốt ở bên trong. Đắp mỗi bên mắt 1 miếng khoảng chừng 30 phút rồi lấy ra.

Đắp nha đam lên mắt sẽ giúp hút được rỉ mắt rất tốt, giảm sưng giảm viêm cực kì hiệu quả.

Phòng tránh bị đau mắt đỏ trong thai kỳ bằng cách nào?

Để tránh bị đau mắt đỏ trong khi mang bầu,  bà bầu có thể ngăn ngừa bằng cách sau đây:

+ Hạn chế thấp nhất việc dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn lau mắt và mỹ phẩm với người khác

+ Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, những nơi đông người

+ Đeo dụng cụ bảo vệ mắt hoặc kính để ngăn bụi bẩn bám vào mắt

+ Luôn giữ cho thể trạng tốt bằng các thực phẩm tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi tốt với các tác nhân gây bệnh luôn sẵn có trong môi trường sống xung quanh.

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.

+ Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ
Vệ sinh mắt thường xuyên để hạn chế tình trạng đau mắt đỏ

+ Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.

+ Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.

+ Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.

Đau mắt đỏ là bệnh do virut hoặc do vi khuẩn gây nên. Bản thân bệnh không gây nguy hiểm gì cho thai phụ cũng như thai nhi, nhưng việc tự ý sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh trong thai lỳ là nguyên nhân gây ảnh hưởng cho thai nhi và làm bệnh ngày càng nặng hơn. Vì vậy bà bầu bị đau mắt đỏ nên chú ý cẩn thận trong việc sử dụng các phương pháp để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ và thai nhi.